Khi những con vẹt Việt Nam câm tiếng hót

con-vet-xanh-360x360

Chúng ta, những ông bố bà mẹ có con đang theo họcn các trường chuyên, các quan chức ngành giáo dục cũng như quan chức Đảng và Nhà nước từ mấy chục năm nay say sưa với tiếng chim hót khi các đoàn học sinh giỏi Việt Nam ca khúc khải hoàn trở về sau mỗi kì thi Olympic quốc tế . Trong bối cảnh nền kinh tế chậm phát triển và rất nhiều khó khăn , thì ngành giáo dục lại phát triển tràn lan về số lượng tỉ lệ nghịch với chất lượng, và người ta lấy việc bồi dưỡng mấy con gà nòi đi thi quốc tế để rao giảng về một chủ thuyết sai lầm về giáo dục và đào tạo

Tỉnh nào cũng mở trường chuyên, không chỉ có chuyên Toán như những năm đầu tiên mà môn nào cũng có chuyên , chuyên cấp III và cả chuyên cấp II , Thế là phụ huynh học sinh đua nhau cho con thi vào trường chuyên, lớp chọn và đó chính là gốc gác của tệ nạn học thêm dạy thêm không thể khắc phục được

Đối với học sinh trường chuyên, ước nguyện của các bậc cha mẹ là con mình chắc chắn đỗ vào một trường đại học nào đó, nhưng đối với nhà trường và Bộ Giáo dục- Đào tạo thì phải lựa chọn ra những em ưu tú nhất để bồi dưỡng vào đội tuyển thi đấu quốc gia và quốc tế và phải có giải để báo cáo thành tích lên trên . Học sinh trường chuyên và cả bố mẹ rất sợ phải tham gia đội tuyển . Nếu thi đoạt giải quốc gia và quốc tế thì còn được vào thẳng đại học. Nếu không đoạt giải thì số phận không biết thế nào khi học lệch, học tủ, học vẹt đã biến các em thành một cái máy làm toán , rất thiếu kĩ năng làm một con người theo đúng nghĩa của nó

Các em được triệu tập vào đội tuyển , vinh dự thì cũng có đấy nhưng khó nhọc vô cùng. Hàng ngày các thày giỏi nhất nhồi cho các em các dạng thức đề thi mà quốc tế người ta có thể ra. Cứ thế các em rèn luyện như những con vẹt. Người ta bảo đấy là những “bài toán mẫu mực”mà muốn đi thi quốc tế phải biết làm . Và không phải em nào giỏi nhất cũng được chọn vào đội tuyển. Đã có những trường hợp “đi đêm” cho những em chưa xứng đáng đi thi quốc tế vật lí năm nào và người phụ trách môn vật lí của Bộ đã bị kỉ luật.

Năm nay, cũng có chuyện lùm xùm trong việc thành lập đội tuyển vật lí mà ông Bộ lại một lần nữa phải thanh minh . Nhưng rồi sự thiếu minh bạch đã phải trả giá. Cả 5 em đi thi quốc tế năm nay không đoạt một huy chương nào . Các con vẹt vật lí bỗng dưng câm lặng. Lí do rất dễ hiểu. Đề thi năm nay không có bài nào trúng tủ “những bài toán mẫu mực” mà các trò đã được thày luyện đi luyện lại. Gặp đề “không mẫu mực” là các con giời tịt ngay

Tại Khoa Lý Trường chuyên Đại học khoa học tự nhiên có một em rất giỏi. Các thày giáo đều nói rằng lâu lắm mới phát hiện một em có tư chất thông minh như vậy . Một lần em không làm bài tập , thày bắt lên bảng làm một bài toán rất khó. Thế là em lẳng lặng lên bảng và giải bài toán kín bảng mà không cần suy nghĩ lâu la gì trước sự cảm phục của thày giáo và các bạn cùng lớp . Nhưng trong kì thi học sinh giỏi quốc gia , em chỉ đoạt giải ba nên không được chọn vào đội tuyển đi thi quốc tế. Nếu việc tuyển chọn thật công minh thì em học sinh giỏi nọ chắc chắn sẽ được chọn và có thể em sẽ mang về cho quốc gia xính huy chương này một chiếc .

Không biết trên thế giới có nước nào mở nhiều trường chuyên để “đào tạo nhân tài” như ở Việt Nam không nhỉ . Không biết có nước nào trên thế giới mà ngành giáo dục đại trà “nát bét” như Việt Nam không nhỉ . Đã đến lúc các vị cầm cân nảy mực, hoạch định chính sách giáo dục phải xem lại chuyện say sưa khi những con vẹt cất tiếng hót trên đấu trường quốc tế và cả khi nó bỗng dưng câm lặng .

5 responses to this post.

    • Bạn là ai mà lại đoán tôi là thày giáo dạy trường Nguyễn Huệ đã “mất dạy” ? Thày giáo dạy trường Nguyễn Huệ là An Tuấn Dũng còn tôi là nhà báo An Thanh Lương , là bloger Lương Kháu lão bạn ạ

      Trả lời

  1. Posted by Đỗ Phú Quốc on 04.07.2013 at 16:23

    Hình như đây là thầy An Thanh Lương, phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Đông năm xưa thì phải? Tôi rất đồng ý với thầy về việc mở trường chuyên như hiện nay có quá nhiều tiêu cực.Trường Nguyễn Huệ nổi tiếng như thế mà đến thời Thái Văn Bình làm Hiệu trưởng có lúc mở cả Chuyên hệ B! Các quan chức có quyền, thế và các đại gia, tiểu gia có tiền đều có thể xin vào trường Chuyên làm trường này mất giá quá, đến nỗi mang tiếng trường Chuyên mà vẫn có học sinh trượt tốt nghiệp và nhiều chuyện tiêu cực thi cử tốt nghiệp khác.
    Tuy nhiên, tôi ủng hộ việc các trương mở lớp chọn, miễn là phải chọn thật, không vì lý do tiêu cực khác. Lớp chọn là nơi các cháu có năng khiếu, thông minh, ham học thi đua lành mạnh, phát huy được và bộc lộ được tài năng ( với tâm lý ” Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly”). Nếu để các cháu học tốt ở các lớp đại trà, các cháu dễ thỏa mãn mà không cố phấn đấu để học giỏi hơn (vì không cố mấy đã đứng đầu lớp).Thực tế nhơ ở trường THPT Quốc Oai quê tôi, các cháu ở các lớp chọn hàng năm đều là tinh hoa của huyện khóa đó, các cháu đều vào được những đại học hàng đầu, khi ra trường đều phát huy được năng lực cá nhân ở các lĩnh vực. Tiếc là Bộ GD-ĐT không có sự tổng kết một cách thật nghiêm túc, cầu thị.
    Xin chia sẻ với thầy Lương, một người thầy đã ” mất dạy” nhưng còn chan chứa nỗi niềm với sự nghiệp giáo dục!

    Trả lời

  2. Posted by Đỗ Phú Quốc on 04.07.2013 at 16:26

    Xin lỗi, đã viết hơi thiếu: Trong câu ” các quan chức…và các đại gia….” phải là ” đều chó thể xin cho con, cháu vào học ở trường Chuyên…”

    Trả lời

Bình luận về bài viết này