Cái giá phải trả cho những sai lầm chiến lược


Gian_khoan_981_TQNhững sự kiện nóng bỏng đang diễn ra trên thềm lục địa của Việt Nam đang đặt ra cho chúng ta những thách thức nghiêm trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước tham vọng quá lớn của ông bạn láng giềng Trung Quốc. Ảo tưởng về những người “đồng chí” có cùng ý thức hệ cộng sản được thể hiện trong những câu chữ mỹ miều 16 chữ vàng và 4 tốt đã tan thành mây khói . Chúng ta có biết điều đó không ? Biết quá rõ là đằng khác nhưng vẫn cứ ảo tưởng . Chúng ta cũng đi tìm những đối tác khác, những liên minh khác để cân bằng thế và lực nhưng làm nửa vời . Nhật Bản tốt với ta ư? Không phải vô cớ khi họ đổ nguồn vốn ODA vào Việt Nam ? Họ phải tìm cách sinh lời từ đồng tiền dư thừa , vì thế với nguồn tài trợ ODA thì không thể có đối tác khác ngoài Nhật Bản trúng thầu, thậm chí họ còn thường xuyên đi đêm để đưa ODA vào Việt Nam . Không thể dựa vào Nhật Bản để cầm chân Trung Quốc bởi ngay Nhật cũng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và họ phải dựa hẳn vào Mỹ để cân bằng thế và lực. Philippin cũng vậy , người Phi hiểu quá rõ tham vọng bành trướng của Bắc Kinh và họ chỉ có thể chống trọi được khi dựa hẳn vào đồng minh chiến lược và truyền thống là Mỹ . Việc tổng thống Obama vừa công du hai quốc gia này thể hiện mối quan tâm chiến lược của Mỹ đối với các nước đồng minh của họ cũng như một bước xoay chuyển thế chiến lược hướng về phía đông của Mỹ . Nhưng tại sao Obama không đến Việt Nam ? Vì Việt Nam không thật lòng, Việt Nam chơi nước đôi, và nói theo nghĩa bóng là “đi dây”, nói theo nghĩa đen là một nước nhỏ nhưng lại muốn “dắt mũi ” cả hai đại cường quốc là Mỹ và Trung Quốc . Nói thẳng ra là Việt Nam và Trung Quốc không ưa gì nhau , bằng mặt nhưng không bằng lòng . Vì thế phải chơi với Mỹ , là cường quốc đủ sức kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mỹ cũng rất muốn Việt Nam đứng về phía Mỹ trong chiến lược xoay trục của họ. Vì thế Mỹ đã mời ông Trương Tấn Sang thăm Mỹ . Nhưng rất tiếc chuyến đi đã không thành công. Phe bảo thủ trong chính giới Việt Nam đã không cho phép ông Sang kí một hiệp ước hợp tác chiến lược với Mỹ mà thay vào đó là hợp tác toàn diện . Một cơ hội lớn đã bị bỏ qua và người được lợi nhất trong sự sai lầm này chính là Trung Quốc. Nếu Việt Nam là đối tác chiến lược của Mỹ thì chắc chắn trong chuyến công du châu Á của Obama, ông sẽ đến Việt Nam và Trung Quốc không có cơ hội để tranh thủ làm càn trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một nước cờ sai và hậu quả sẽ khôn lường. Mỹ không cần đàm phán với Trung Quốc trên lưng Việt Nam như ông Nguyễn Chí Vịnh cảnh báo, họ chỉ cần lờ đi là Tín hiệu cho Trung Quốc lấn tới và Trung Quốc sẽ di dời cái dàn khoan di động đó tới sát lãnh hải Việt Nam mà họ bô bô rằng đó là ao nhà của họ. Và Mỹ sẽ chỉ đứng nhìn từ xa mà không có sự can dự nào đáng kể . Sai lầm này lịch sử sẽ khắc ghi .Còn nước Nga của Putin thì sao ? Có vẻ như là các nhà lãnh đạo Việt Nam tin tưởng Nga nhất. Họ đã từng trả lại Cam Ranh cho ta rồi là gì. Họ không có tham vọng gì với Việt Nam ngoài việc ăn chia khai thác dầu khí nhưng xin đừng ngây thơ quá vậy. Putin đang lộ rõ bộ mặt của một tên lái súng quốc tế. Hắn bán tàu ngầm cho cả ta và Trung Quốc. Hắn hốt bạc trong khi hai nước hầm hè nhau và mai mốt Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển chả biết để răn đe ai, chắc là Nhật Bản, Cần biết rằng khi Trung Quốc mua rất nhiều dầu mỏ và khí đốt của Nga thì Nga cũng biết cách chia sẻ quyền lợi cho Trung Quốc, và đó có thể là việc im lặng cho Trung Quốc tự tung tự tác ở biển Đông

Bình luận về bài viết này