Đêm nhạc Nguyễn Ánh 9 hâm nóng không khí giá lạnh Hà Nội

Cha con Nguyễn Ánh 9 và đêm nhạc để đời

Những người Hà Nội yêu các bài hát và tiếng đàn dương cầm của Nguyễn Ánh 9 chờ đợi đêm diễn này khá lâu rồi. Theo như trả lời của ông trên báo chí thì ông chọn Hà Nội chứ không phải Sài Gòn nơi ông sinh sống để tổ chức buổi biểu diễn kỉ niệm 50 cuộc đời ca nhạc vì dân Hà Nội yêu dòng nhạc của ông với tiếng dương cầm thánh thót trong khi dân Sài Gòn ưa ồn ã với dòng nhạc điện tử đinh tai nhức óc
Mặc dầu đã có họp báo và trả lời trên truyền hình của Nguyễn Ánh 9 và con trai Nguyễn Quang , người tổ chức buổi diễn để chào mừng sinh nhật của bố nhưng rất tiếc rạp Âu Cơ vẫn không hết chỗ
Những người không đi sẽ rất ân hận vì đêm diễn đã để lại trong lòng người xem những tình cảm trìu mến và những dư âm thật ngọt ngào đối với người nghệ sĩ tài ba
Tôi đã từng nghe Nguyễn Ánh 9 đệm đàn cho các ca sĩ hát ở phòng trà ATB của ca sĩ Ánh Tuyết ở Sài Gòn nhưng hôm nay , trong live show của mình như ông nói dành để tri ân những người Hà Nội, ông đã chơi hết mình . Bàn tay gầy khô của ông vẫn như múa trên các phím đàn và thổi hồn vào các bài hát do ông sáng tác làm thổn thức trái tim người yêu nhạc
Những người yêu nhạc Nguyễn Ánh 9 đã từng say mê các ca khúc “Đêm nay ai đưa em về” , “Buồn ơi chào mi”, “ Cô đơn”… hôm nay xúc động nghe Đức Long hát bài “Kỉ niệm”. Đức Long hôm nay như hóa thân vào bài hát , giọng ca thật truyền cảm và ấm áp. Anh không quá lạm dụng kĩ thuật mà hát từ nội tâm, từ trái tim nên đã chinh phục được người nghe . Thành công của Đức Long có lẽ còn do anh được chính Nguyễn Ánh 9 đệm đàn và được ông tâm sự về sự ra đời của bài “Kỉ niệm”
Nguyễn Ánh 9 có hai người bạn cùng học từ nhỏ. Lớn lên hai người yêu nhau và trở thành vợ chồng . Chẳng may người vợ bị ung thư , đầu rụng tóc trọc lốc nằm viện và cho mời Nguyễn Ánh 9 đến thăm chỉ để nghe ông hát bài “Cô đơn”. Trở về nhà ông làm một đĩa CD bài Cô đơn để tặng bạn. Từ khi có đĩa hát này cô bạn bị trọng bệnh nghe hàng ngày và như thấy trong người khỏe ra, thấy yêu đời , yêu chồng con , yêu cuộc sống hơn. Nhưng sáu tháng sau chị ta không thể qua cơn bạo bệnh. Vĩnh biệt người bạn gái và thông cảm với sự mất mát của người chồng, Nguyễn Ánh 9 đã sáng tác bài “Kỉ niệm” và Đức Long đã hát thật xúc động
50 năm chuyên đệm đàn trong các phòng trà của Sài Gòn hoa lệ, sáng tác không biết bao nhiêu bản tình ca làm say đắm lòng người, Nguyễn Ánh 9 đã bước sang tuổi 72 , đã yếu đi nhiều lắm, hơi thỏ tiếng nói đã hổn hển rồi nhưng tình yêu âm nhạc thì vẫn luôn cháy bỏng thẻ hiện qua các ngón đàn tinh tế
Khi ánh đèn sân khấu tắt đi, ông lủi thủi trỏ về nhà và bên cây đàn dương cấm bao nhiêu ý thơ, bao nhiêu giai điệu tiết tấu lại trào dâng và các ca khúc cứ thế tiếp tục ra đời
Trong phần giao lưu với khán giả, mình định hỏi Nguyễn Ánh 9 hai câu :
Một là Tôi đã xem Paris by nihg tổ chức đêm nhạc tại Las Vegat để tri ân Nguyễn Ánh 9, hôm nay Nguyễn Ánh 9 tổ chức đêm nhạc để tri ân người Hà Nội. Cảm xúc của ông lần này khác với lần ở Mỹ ra sao ?
Hai là nghe nói ông chưa hay không phải là hội viên hội nhạc sĩ Việt Nam nhưng lại là Hội viên hội nhạc sĩ Pháp ? Rất tiếc tay MC không cho mình hỏi vì hết thời gian .
Viết đến đây, tôi lại nhớ đến ông Nghị Hồng , hội viên Hội Nhà văn Việt Nam với đề nghị quốc hội ra Luật nhà văn hôm nào mà buồn thay cho những con người háo danh , sáo rỗng
Chán chả muốn viết nữa . Đi ngủ đây.
Lương Kháu Lão

4 responses to this post.

  1. Posted by Văn Đức on 09.01.2012 at 17:03

    Cảm ơn Bác với bài viết về người nghệ sỹ thực sự yêu và sống với nghề.
    Xin ghi lại một cảm nhận đã gửi trên một Trang thân hữu:
    Ta cần lắm, những ca thi Nhân Ái,
    Vì “Cuộc đời luôn MỚI, phải ĐỔI thay”;
    Vì Văn Hóa là cội nguồn Cuộc Sống,
    Vì niềm tin: Sau Đêm sẽ là Ngày!

    Kính bút.

    Trả lời

  2. Posted by nguyenmucar on 14.01.2012 at 10:33

    Chẳng có nhiều thông tin để đi nghe đêm nhạc hiếm hoi này !Ân hận quá Lương tiên sinh ơi.

    Trả lời

Bình luận về bài viết này