Quy hoạch Hà Nội đã hết thuốc chữa

Dự án đẹp như tranh vẽ nhưng thực tế không phải như vậy.Nó chỉ dùng để nhà đầu tư và nhà quản lý phê duyệt dự án thỏa mãn lòng tham của nhau

Từ khi sáp nhập với Hà Tây, Hà Nội trở thành địa phương có diện tích và dân số lớn nhất nước . Nhưng lớn không đồng nghĩa với mạnh và đẹp . Trong bài viết này một lần nữa tác giả bàn về quy hoạch của Hà Nội nhất là sau khi thủ đô được mở rộng.
Hà Nội có lịch sử hơn 1000 năm , nhưng về quy hoạch cho ra tấm ra món của một thành phố thì chỉ khoảng ba trăm năm, đặc biệt từ khi thực dân Pháp xâm chiếm Hà Nội. Trước đó Hà Nội để lại dấu ấn với hoàng thành Thăng Long và 36 phố phường mà nay ta gọi là phố cổ. Nó chật chội , o bế và cũ kĩ phù hợp với tiêu chí của một triều đình ọp ẹp và cuộc sống thị dân mới bắt đầu manh nha .
Chỉ từ sau khi Hà Nội thất thủ vào tay quân đội Pháp, họ đã biến Hà Nội thành một thành phố ít nhiều mang phong cách châu Âu . Trải qua bao biến thiên của lịch sử, các cuộc chiến tranh và bom đạn , Hà Nội may mắn vẫn giữ được về cơ bản những nét văn hoá kiến trúc đông tây, cổ kim đan xen , kết hợp  . Hoàng thành Thăng Long vẫn còn đó , phố cổ vẫn còn đó, các biệt thự do người Pháp xây dựng theo phong cách tân cổ điển vẫn còn đó , các nhà thờ, các chùa chiền vẫn còn đó . Mà nhờ có nó Hà Nội có thể là điểm đến hấp dẫn với du khách
Nhưng cũng cùng với thời gian , cùng với sự cai quản thiếu bài bản về kiến trúc và quy hoạch của nhà cầm quyền nhất là từ khi đất nước thống nhất, kinh tế phát triển , Hà Nội đã để cho dân chúng và không ít quan chức tự do xây cất vô lối biến thủ đô “ngàn năm văn hiến” thành một đô thị xô bồ nhếch nhác thuộc loại số một thế giới

Hàng loạt các khu đô thị mới đồ sộ mọc lên.Hàng vạn ô tô sẽ dần thay thế xe máy nhưng con đường huyết mạch Lê Văn Lương kéo dài vẫn chỉ có 5 làn xe cho 2 chiều báo trước nạn tắc đường kẹt xe đã trở thành mãn tính.

Suốt sáu mươi năm qua, từ khi Hà Nội được giải phóng năm 1954, hầu như Hà Nội không có một quy hoạch xây dựng gì rõ ràng cụ thể, Tất cả đều được làm manh mún chụp giật từ đồng vốn ít ỏi và từ tư duy loanh quanh luỹ tre làng mà ta gọi là tư duy nhiệm kì của bao đời các nhà quản lí Hà Nội
Thật nực cười khi các ông trước đây được giao nhiệm vụ “kiến trúc sư trưởng” hay “Giám đốc sở quy hoạch đô thị ” khi đương chức đã phá nát Hà Nội thì nay về hưu trên cương vị chủ tịch Hội này hội nọ lại lên tiếng phê phán đồng nghiệp đương chức mà không biết là đang phê phán chính mình
Hãy xem Hà Nội cũ đã ứng xử với quy hoạch ra sao nhé . Trước hết hãy nói về giao thông . Từ khi bỏ xe điện, Hà Nội cho phát triển ồ ạt xe máy biến Việt Nam thành nghĩa địa xe bãi rác của Nhật Bản và hệ quả là tắc đường và mỗi ngày chết ba chục người . Nhưng điều đó không quan trọng và đáng ngại bằng việc với việc cho phát triển phương tiện cá nhân , chúng ta đã làm băng hoại đạo đức của người tham gia giao thông . Khái niệm  người Tràng an thanh lịch, khái niệm văn hoá giao thông đã biến mất hay thực  chất là chẳng bao giờ có cả . Các phố phường Hà Nội giao thông hỗn độn và là nỗi kinh hoàng cho du khách nước ngoài khi đến Hà Nội . Sự hỗn độn đó được chính quyền thành phố tiếp tay bằng việc cho xây cất nhiều nhà cao tầng trong nội đô biến Hà Nội thành một thành phố có tỉ lệ đường giao thông thuộc loại thấp nhất thế giới so với mật độ dân cư . Hà Nội không có chỗ đỗ xe, không có vỉa hè cho người đi bộ, không đâu tất cả vỉa hè thành nơi buôn bán . Nhà mặt phố bố làm to thành niềm mơ ước của nhiều người . Sức hấp dẫn  của niềm mơ ước đó lan toả tới các vùng quê, nơi người nông dân bỏ làng ra mặt đường quốc lộ xây nhà làm nơi buôn bán biến tất cả các đường quốc lộ thành phố phường thị tứ và là huyệt tử của tai nạn giao thông . Tất cả các hậu quả đó dều xuất phát từ sai lầm trong quy hoạch của các nhà quản lí từ đời này sang đời khác .

Sau khi đã hô biến hàng trăm héc ta ruộng xôi bờ mật thành các khu dân cư,các nhà quản lý quy hoạch chưa thỏa mãn cơn khát cấp phép đã cho xây 1 chung cư cao tầng trên đường Trần Phú-Hà Đông.Chiếm kỉ lục về độ cao,độ mỏng và độ sát mặt đường đến mức nhà đầu tư phải xây bậc lên xuống lấn chiếm cả vỉa hè vốn đã rất chật hẹp

Họ có biết điều đó không. Xin thưa họ thừa biết , họ là người đi tham quan và “đi chơi” nước ngoài nhiều nhất nhưng về nước họ không làm vì làm sẽ đụng chạm đến giải phóng mặt bằng , sẽ có thể mất ghế tức là mất quyền và mất lợi . Cho nên cứ tằng tằng , chả đi đâu mà vội. Hậu sinh để thằng khác lo. Trước mắt hay lo cho bản thân mính đã .
Một ông Phó chủ tịch họ Đỗ phụ trách quy hoạch lo mở đường cho nhà minh có cửa trước cửa sau bị dân tố cáo và Chính phủ yêu cầu giải trình . Trong khi biết bao khu dân cư ổ chuột khác như Xã Đàn, Văn Chương, Văn Hương… rất nhiều thì ông để mặc người dân tự phát xây cất tùm lum tá la với những ngõ ngách bé tí tẹo chỉ một chiếc xe máy đi lọt mà nếu có hoả hoạn xảy ra thì có mà chạy đằng trời . Nếu ông là người có lương tâm và chức nghiệp sao ông không đề xuất biến các khu dân cư của người lao động này thành những khu nhà ở văn minh với giao thông theo ô bàn cờ có đường ô tô chạy như người Pháp làm từ hai trăm năm trước
Một ông Phó chủ tịch phụ trách quy hoạch khác họ Phí thì để đường 32 Cầu Giấy Sơn Tây thi công 10 năm chưa xong , trong khi chỉ cần một tuần ông cho mở xong đường nối Văn Cao và Đốc Ngữ . Người dân kháo nhau vì con phố mới mở đó có ngôi biệt thự thứ hai của ông làm chuẩn bị để nghỉ hưu cho dù ông đã có một biệt thự ở Trung Hoà Nhân Chính
Phụ trách quy hoạch mà cái tâm và cái tầm như thế thì hỏi sao Hà Nội không tắc đường , sao Hà Nội không xô bồ nhếch nhác ?

Đổi đất lấy cơ sở hạ tầng là như thế này đây khi ruộng đất làm ra thóc gạo nuôi sống người dân biến thành những biệt thự bỏ hoang hóa như thế này.Một sự lãng phí hay một sự phá hoại !.

Cách đây sáu năm, ông Hà Văn Hiền bỏ Quảng Ninh chạy về Hà Tây vì những lí do tế nhị . Số ông quá hên vì lúc đó ông Vũ Huy Hoàng được cử đi Lạng Sơn chữa cháy , vậy là ông tiếp tục được bổ nhiệm làm bí thư tỉnh uỷ đương nhiên sẽ là Trung ương uỷ viên khoá nữa . Thành tích của ông Hiền ở Hà Tây là đã dẹp được loạn kiêu binh của một ông Phó bí thư tỉnh  uỷ mà thời ông Hoàng còn làm vì quá hiền hay nhu nhược đã để cho vị này lộng quyền . Nhưng thành tích to lớn hơn của ông Hiền là ông đã biến hàng trăm hecta đất các xã Văn Phú -Văn Khê -Dương Nội- Kiến Hưng bao quanh thị xã Hà Đông thành các khu đô thị theo đúng chủ trương của Đảng ” xây dựng cơ sở hạ tầng để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ”
Nhờ ông,  bao đại gia nhà đất đã phất lên nhanh chóng, và cũng nhờ ông,  bao quan chức Hà Tây có biệt thự để đổi đời . Việc làm của ông đúng là thiên thời địa lợi và nhân hoà đối với tầng lớp người có chân trong nhóm lợi ích , chứ người dân mất đất thì kêu trời mà trời chẳng thấu .

Khu chung cư nào cũng có một nghĩa trang do lịch sử để lại,nhưng chưa thấy một nhà quy hoạch nào nghĩ tới việc di dời chúng đi nơi khác.Khu Yên Kì-Ba Vì thì đã chật cứng rồi.Vậy là người sống và người chết cùng sống chung với nhau bất chấp môi trường có ô nhiễm hay không.

Xong việc, ông lại đủ tiềm lực và may mắn trúng cử Uỷ viên Trung ương khoá nữa và giữ cương vị mới Chủ nhiệm uỷ ban  kế hoạch của Quốc hội khoá X chứ không thể làm bí thư được nữa vì Hà Tây đã hợp nhất vào Hà Nội .Còn nay chắc ông đã “hạ cánh an toàn”
Sở dĩ nhắc đến ông Hiền vì ông đã là đồng tác giả của một Hà Nội mới mở rộng với rất nhiều các khu đô thị mới làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thành phố thủ đô
Cách đây sáu bảy năm khi ngồi trên máy bay của Việt nam airlines, tôi mở quyển tạp chí của ngành hàng không Heritage thấy quảng cáo một con đường mới không rõ là Lê Văn Lương kéo dài hay Lê Trọng Tấn gì đó . Con đường có nhiều làn xe ô tô, có đường cho xe buýt, có đường cho xe máy xe đạp ,  có vỉa hè cho người đi bộ , có nơi đỗ xe ô tô, rồi mới đến các cửa hàng cửa hiệu xây đều tăm tắp hai ba chục tầng. Người đi bộ muốn sang đường bắt buộc phảỉ chui qua các đường ngầm dưới lòng đất y trang như những con đường, những dãy phố mà tôi thấy ở các nước phương Tây và ngay cả các thành phố ở Trung Quốc như Quảng Châu, Thâm Quyến, Nam Ninh, Thành Đô, Trùng Khánh…mà tôi có dịp đi qua

Hà Nội rất thiếu các công viên cây xanh nhưng nhiều công viên đã trở thành hoang phế và sử dựng sai mục đích.Vườn thú Thủ Lệ sau khi giải tỏa nhà lấn chiếm vẫn còn đó một “lô cốt”.Công viên Tuổi Trẻ sau rất nhiều khó khăn để giải tỏa nay mặt tiền lại xuất hiện hàng loạt nhà hàng quán ăn.Công viên Thống Nhất luôn hoang vắng và cuộc chiến giữa việc đầu tư để phục vụ cho tuổi trẻ vui chơi với việc giữ nguyên trạng cho các cụ già tập thể dục buổi sáng hầu như không có hồi kết.Xóm Liều trên đường Thái Hà tồn tại bao nhiêu năm nay là nơi cư trú của dân tứ xứ : Xã hội đen,thương binh thật,thương binh giả…Nhưng không biết bao giờ được giải tỏa để biến thành công viên.Tại sao không huy động hàng ngàn cảnh sát cơ động đến giải tỏa chỉ trong 1 ngày như đã làm ở Văn Giang ? Còn nữa.Nhà máy rượu đã có kế hoạch di dời nhưng cả chục năm nay vẫn nhả khói làm ô nhiễm môi trường vì người ta còn tranh cãi sẽ biến khu đất vàng này thành công viên(Người dân được hưởng lợi) hay nhà hàng khách sạn(Nhóm lợi ích được hưởng lợi).

Đọc những trang quảng cáo đó tôi vô cùng mừng rỡ, Cuối cùng thì các nhà quy hoạch của ta cũng đã biết bắt chước thiên hạ cho dù chậm cả trăm năm .
Nhưng than ôi ! Đến hôm nay khi các con đường mới đã được mở, khi các ngôi nhà cao tầng đang thi nhau mọc lên thì chẳng thấy một con đường nào như tranh vẽ thế cả . Tất cả các con đường mới mở đều tiến bộ hơn vì là đường một chiều , nhưng mỗi chiều chỉ có hai làn rưỡi cho xe ô tô và xe máy xe đạp chạy chung như muôn thuở . Các nhà cao tầng xây sát mặt đường thậm chí không có cả vỉa hè , không có đất trồng cây xanh. Thì ra các nhà đầu tư đã đánh lừa các nhà quản lí khi trình bày quy hoạch để làm thủ tục đầu tư nhưng khi có giấy phép rồi thì họ thả sức dành đất xây nhà để bán và chẳng quan tâm gì đến đường xá cả và như thế một lần nữa quy hoạch Hà Nội lại bị phá vỡ bởi nhóm lợi ích chứ không phải bởi những cái đầu ngu dốt và lần này thì hết thuốc chữa rồi

cầu vượt dã chiến hay còn gọi là cầu tạm đang là cứu cánh cho nạn tắc đường kẹt xe ở Hà Nội . Nó sẽ còn tồn tại ít nhất là 50 năm nữa khi không có gì có thể thay thế được Tại sao đến bây giờ Hà Nội mới nghĩ ra cầu tạm ? Phải chăng nó thể hiện tầm nhìn quanh quẩn lũy tre làng của những người phụ trách quy hoạch Hà Nội. Người ta cứ nói tầm nhìn đến năm 2020, 2030 hay 2050. Có ai còn sống đến ngày đó mà thừa hưởng thành quả của những cái đầu rỗng tuếch hôm nay

Hà Nội đang hối thúc Quốc hội thông qua Luật thủ đô để có thêm quyền hành, Nhưng thông qua Luật thủ đô để làm gì khi nhà đã xây, đang xây và sẽ xây đều bị chi phối bởi lợi ích nhóm . Hà Nội nói tầm nhìn đến năm 2020, 2030 hay hơn nữa là nói cho vui vậy thôi chứ các vị lãnh đạo Hà Nội lúc đó chết ngóm cả rồi liệu có được đi xe điện ngầm . Lúc đó Hà Nội có còn xe máy nữa hay không , hay chỉ toàn ô tô mà chỉ với hai làn rưỡi  đường thì làm sao ô tô chạy thông thoát được . Chả nhẽ lúc đó người ta lại ra quyết định cho nổ mìn phá cả một con đường toàn nhà ba chục tầng để  mở rộng đường
Từ đầu đến giờ toàn nói đến  đường, Có thể khi có Luật thủ đô,  người ta sẽ đề xuất dời đô lên Ba Vì như trước đây Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Hà Nội và đề xuất làm một con đường “đàng hoàng hơn to đẹp hơn” nối đường Hoàng Quốc Việt với Ba Vì -thủ đô hành  chính mới của nước Đại Việt xã hội chủ nghĩa
Các đại gia nhà đất đã đi trước đón đầu từ hai ba năm nay rồi, nhưng trước hết hãy lo bán hết số nhà đã và đang xây để trả nợ ngân hàng nếu không muốn vào tù ,

Mô típ “Hàm cá mập” không chỉ xuất hiện ở Bờ Hồ , nó còn tái hiện tại Trung Tâm giải phóng phụ nữ trên đường Thụy Khuê !

Bây giờ xin  bàn về kiểu dáng kiến trúc. Đó là điều đặc biệt quan trọng làm nên bản sắc của một đô thị . Nếu không có bản sắc mà chỉ đi sao chép thì hèn quá . Một lần làm việc với chúa đảo Tuần Châu, anh Tuyển tâm sự cho kiến trúc sư đi khắp nơi trên thế giới thấy cái nhà nào đẹp thì copi về làm nguyên xi vậy nên mới có cái nhà bảo tàng giống hệt Toà nhà quốc hội Mỹ, có nhà biểu diễn cá heo mang phong cách nhà hát con sò của Australia …Tư duy của một anh trưởng giả học làm sang thì chỉ đến thế thôi. Nhưng cũng còn hơn những kiến trúc sư vừa dốt vừa ngu thiết kế lai căng bôi bác nửa Tây nửa Tầu nửa Ảrập xin lỗi trông phát lộn mửa nhưng lại thấy đầy rẫy ở Hà Nội

Hãy cứ mơ mộng đi nếu còn biết thưởng thức đến cái đẹp của thành Paris hoa lệ còn nếu tư duy đã khô cứng rồi thì coi như cuộc đời đã cáo chung.

Khi đến Paris thủ đô của nước Pháp , ta không thể không đi dạo trên đại lộ Champ Elize được xây cất ba bốn trăm năm nay mà không thấy nó lạc hậu chút nào. Người ta có thể thay đổi nội thất các toà nhà nhưng ngoại thất thì cấm kị vì nó là niềm tự hào của kiến trúc Gauloise . Chiếu thẳng đại lộ chuyên để duyêt binh này xa hơn mười cây số người ta cho xây dựng Khu La Defense toàn nhà kính cao tầng , lại một phong cách kiến trúc khác không hoà trộn . Tại đây có một cổng trời cao vời vợi mà theo giải thích thì nó là cửa ngõ của châu Âu. Điều lí thú là tác giả của công trình này lại là của một kiến trúc sư Đan Mạch và ông đã chết khi hoàn thành công trình để đời này

Hãy cố gắng một lần trong đời đến chiêm ngưỡng những ngôi nhà chọc trời xây dựng đã hơn 200 năm nay ở khu Manhattan New York

Tại Khu Mahattan của thành phố New York người ta lại toàn xây nhà chọc trời, muốn ngắm nhìn phải ngước mỏi cổ  Các đường phố ở đây rất hẹp nhưng ít khi tắc đường  vì toàn là đường một chiều Trái lại vỉa hè thì rất rộng rãi và trên đó từng dòng người đủ các màu da các dân tộc trên thế giới sải bước đi bộ và mua sắm trong các cửa hàng hai bên đường .

Nghĩa trang Recoleta ở Buenos Aires trở thành 1 địa điểm tham quan du lịch.

Nhưng nước có con đường hoành tráng nhất lại là Achentina. Tại thủ đô Buenot Airets nơi được mệnh danh là Paris của Nam Mỹ có con phố mua sắm rộng tới 24 làn xe ô tô . Trộm nghĩ các nhà quy hoạch Việt Nam có bao giờ dám nghĩ sẽ làm con đường lớn đến như vậy không ? Ở đó còn có một nghĩa trang đẹp mê hồn là nơi khách du lịch toàn thế giới đến thăm mỗi khi có dịp tham quan đất nước quê hương của Maradona, của Messi.  Trong khi đó ở ta , trong các khu đô thi mới xây dựng đều có một nghĩa trang của lịch sử để lại mà nhà đầu tư không thể và không có ý định di dời vì tội gì phải mất tiền . Ở các nước nghĩa trang người ta xây cất đơn giản lắm . Ngay như ngôi mộ cố thủ tướng Olop Panmer của Thuỵ Điển bị ám sát trên đường phố Stockhom chỉ là một phiến đá trong khuôn viên của một nhà thờ nhỏ nhưng lúc nào cũng có hoa , vài bông thôi . Nhưng ở ta di dời nghĩa trang là cả một vấn đề. Ngay như khu đô thị cao cấp Ciputra nhà đầu tư cũng chào thua khi phải cho xây một bức tường cao vời vợi để các cư dân sống trong các biệt thự khỏi phải suốt ngày  nhìn các ngôi mộ xanh đỏ xây cất đủ kiểu. Nhưng nghĩ cho cùng,  nếu nhà đầu tư bỏ số tiền tương xứng hoàn toàn có thể di dời nghĩa trang này đi Yên Kỳ. Nhưng một khi nhà đầu tư không chịu bỏ tiền và nhà quy hoạch thành phố không có trong đầu quy hoạch nghĩa trang thì người sống đành sống chung với người chết mà thội
Nghĩ về quy hoạch và kiến trúc  Hà Nội của tôi ơi mà buồn. Hết thuốc chữa rồi . Đành sống chung với nhem nhuốc và lộn xộn đời này qua đời khác thôi, Hết thuốc chữa rồi
Lương Kháu Lão

2 responses to this post.

  1. Posted by nguyenmucar on 19.06.2012 at 15:46

    Mai kia người ta qui hoạch khu phố cổ bên Gia lâm, một khu 40 ha, một khu tiếp theo ở Thượng thanh 30 ha đep hơn cả khu phố cổ cũ, 20 ngàn dân sang đó lập khu phố mới trong khoảng 50 căn hộ khép kín, còn lại toàn vườn hoa và đường và biệt thự liền kề của các Cán bộ đã chỉ đạo qui hoạch và làm qui hoạch…Hề…hề…

    Trả lời

    • vừa đi Sài Gòn thấy thành phố này xây dựng được rất nhiều cơ sở hạ tầng trong hai năm qua càng thấy buồn cho Hà Nội
      Nhiều con đường huyết mạch quan trọng đã tách được làn đường dành cho xe máy khỏi làn đường dành cho ô tô, niềm mơ ước của những người quản lí giao thông và tham gia giao thông
      Trong khi ở Hà Nội trên một số tuyến đường mới làm một đoạn con trạch yêu cầu người đi xe máy tách làn đường ô tô nhưng bị phản đối rầm rầm thậm chí cứ vô tư đâm đổ cả biển báo chỉ dẫn
      Chả có gì để nói nữa với các công trình rìa bò vì tham nhũng và vô trách nhiệm

      Trả lời

Gửi phản hồi cho nguyenmucar Hủy trả lời