Hấp lực từ Myanmar. Phần 4,5,6

 Phần 4- hành hương trên đất Phật

DSC_0283Ở châu Á , nhiều nước nhận là quê hương của Đức Phật Thích ca Mầu ni . Nào là Tây Tạng, Nepan, Bhutan, Ấn Độ và trong đó có Myanmar . Vậy lấy tiêu chuẩn nào  để đánh giá nước nào đích thị là quê hương của Phật giáo. Tôi chưa có dịp đến các nước và vùng lãnh thổ nói trên , lần này đến Myanmar được nghe nói là đến nơi đất Phật thì biết thế thôi

Trước khi đi được giới thiệu Myanmar là một quốc gia mà Phật  giáo  chiếm tới 90% dân số . Trong số 55 triệu dân Myanmar có tới 2 triệu sư sãi . Tất cả các công trình kiến trúc và văn hóa đều mang đậm màu sắc Phật giáo . Tháp Phật có khắp nơi trên đất nước rộng lớn diện tích 678.000 km2 tức gấp đôi nước Việt Nam ta

Khi đến Myanmar , tôi thấy điều đó là sự thật . Trên mọi nẻo đường , chúng tôi đều bắt gặp các nhà sư già có,  trẻ có  đầu cạo trọc,  chân đi đất đội nắng  lửa mưa tuôn , tay ôm cháp nhựa đi khất thực . Nắng lửa thì đúng rồi Myanmar rất nóng , mùa khô nhiệt độ luôn trên 40 độ C , nóng bức không chịu được, thế mà vẫn thấy các sư lang thang bước trên đường , còn mùa mưa thì không biết các sư có đội mưa không nhưng nói  ”mưa tuôn” cho nó có vần điệu – văn của nhà báo mà lị .

Nói khất thực là nói chữ cho nho nhã , sự thật là đi ăn xin của bố thí của thiên hạ. Ai cho gì cũng nhận từ cơm, đến thức ăn, bánh kẹo , tiền bạc và cứ thế lùi lũi đi khi thì một mình khi thì theo nhóm vài ba người . Đến trưa thì trỏ về nhà chùa hay Thiền viện nộp cho nhà chùa rồi ăn  xuất cơm trưa đạm bạc chỉ có rau không bao giờ có thịt , cơm chay mà . Vì thế trông người nào cũng đen thui và khô đét . Người ta bảo đạo Phật Myanmar theo trường phái Tiểu thừa nghĩa là khổ hạnh đúng là như vậy

Xếp hàng ăn trưa tại Thiền viện Yangon

Xếp hàng ăn trưa tại Thiền viện Yangon

Chúng tôi có dịp đến thăm Thiền viện Yangon, một trong những Thiền viện lớn nhất và nổi tiếng nhất Myanmar. Nơi đây thu nạp tới 1400 học viên có độ tuổi từ 5 đến 18 tuổi . Năm giờ sáng các học trò được đánh thức dậy, cầu kinh rồi bê cháp đi khất thực . Buổi trưa trở về nộp thành quả lao động cho các Thày quản lý thiền viện rồi xếp hàng đi ăn cơm. Sau ba hồi trống khô khốc làm bằng khúc gỗ khoét thủng như chiếc thuyền độc mộc  được một người quản lý dóng lên, 1400 học viên xếp hàng một , đi đầu là các sư nhỏ tuổi nhất , trật tự bước vào chỗ  ngồi cố định của nhà ăn. Chờ đó cho đến người cuối  cùng ngồi vào chỗ tất cả bắt đầu cầu kinh một phút rồi bắt đầu cơm của ai người đó bốc  tay hoặc dùng thìa xúc ăn . Không ai nói với ai  một câu . Đó là bữa ăn duy nhất trong ngày . Người có thức ăn hoặc do người nhà mang đến hoặc bỏ tiền ra mua thì để trong cạp lồng trước mặt, người không có cạp lồng thì ăn cơm không . Mỗi ngày chỉ có một bữa , xin nhắc lại. Thảo nào các sư tương lai đều gầy như quỷ đói vì thiếu dinh dưỡng , khổ hạnh mà lại . Buổi chiều các học viên lên lớp học kinh kệ , học văn hóa . Việc tu nghiệp cứ ngày này qua ngày khác diễn ra đều đặn như thế trong năm năm . Sau năm năm ai không chịu đựng nổi thì trở về gia đình , ai chịu đựng nổi thì tiếp tục rèn luyện để trỏ thành nhà sư đích thực . Hai triệu nhà sư của xứ sở Phật giáo này đã kinh qua các trường học khắc nghiệt như thế để suốt đời đi theo Đức Phật . Họ đã học được gì sau những tháng ngày khổ luyện như thế. Đó là sức chịu đựng dẻo dai trước cái nóng , cái đói và chiến thắng được lòng ham muốn dục vọng , tâm hồn họ luôn trong sáng thanh thản , lòng tham lam đố kị, tính ích kỉ không còn nữa . Nhiều nhà chân tu sau này nhịn ăn mà chết và một phần thân thể của họ trỏ thành xá lợi bất diệt  . Nghe nói khi nộp các đồ khất thực được cho các thày thì cái gì ngon các thày  ăn trước, trò không được sơ múi. Thông tin này chưa được kiểm chứng mà nếu đúng như vậy thì tiêu cực cũng không tha các nhà tu hành . Hy vọng đây chỉ là tin đồn thất thiệt

IMG_1135

Người ta bảo ngồi ở góc chùa dát vàng như thế này mà Thiền thì hiệu quả lắm . Mình cũng thủ một phút xem sao

Chỉ có điều ở bất kì đâu khi xe ô tô đỗ lại đều có người không mặc áo tu hành cũng bê cháp xin tiền mà người dân móc túi bỏ vào vô tư . Tiền đó được dùng để duy tu bảo dưỡng sơn son thếp vàng cho các ngôi chùa . Tiền đó là tiền công đức tự giác không ai có thể tham ô, vì thế tôi tin rằng tệ tham những khó hoặc ít xảy ra ở đất nước Phật giáo , nơi con người hiền lành và thánh thiện này . Tại ngôi chùa được xây dựng với rất nhiều góc cạnh dát vàng sáng chóe nổi tiếng linh thiêng ở Yangon, tiền phúng điếu nhiều đến nỗi cuối mỗi ngày người ta huy động rất nhiều người đếm tiền cho vào kho, một cảnh tượng rất ngoạn mục . Rất tiếc chúng tôi đến buổi sáng nên không có dịp chứng kiến cảnh đếm tiền hy hữu này

Phần 5- Đất nước của những ngôi chùa

 

Ở Myanmar đi đến đâu cũng gặp các tháp vàng của các ngôi chùa . Xin kể ra đây một số ngôi chùa nổi tiếng

Tượng Phật nằm ở Bago

DSC_0142Ba go là kinh đô cổ của Myanmar. Tai đây có ba di tích lịch sử nổi tiếng . Một là bức tượng Phật nằm dài gần sáu chục mét , nặng hàng trăm tấn . Khuôn măt Phật bà  từ bi hỉ xả với  đôi mắt dịu hiền , bàn tay trắng muốt, hai tai “dài như tai Phật”, các ngón tay vừa  dài vừa thon đẹp một cách thánh thiện, đặc biệt đưới đôi bàn chân có nhiều hạt trân châu lóng lánh với nhiều sự tích li kì hấp dẫn mà người viết chưa khai thác được . Tất cả được bảo bọc dưới một mái nhà lợp tôn để tránh mưa nắng. Tôi đã gặp rất nhiều gia đình mang theo cơm đùm cơm nắm ngồi la liệt quanh bức tượng để tỏ lòng thành kính nơi Đức Phật nằm . Một thứ tín ngưỡng rất kì lạ . Bức tượng này được xây dựng từ thế kỉ thứ 15, đến năm 1917 bị động đát phá hủy đã được xây dựng lạiDSC_0149

Tượng Phật nằm xứng đáng là nơi khách du lịch ghé thăm , cũng là nơi bán nhiều đồ lưu niệm bằng gỗ do các nghệ nhân Myanmar chế tác nhưng khi mua thì coi chừng , họ nói thách lắm đấy nên phải trả giá  từ từ chứ đừng nóng vôi mà mua đắt hơn giá trị thực nhiều lần đấy

DSC_0333

Đoàn du khách Việt Nam gồm 19 người

 Kinh đô cổ của đế chế một thời của Myanmar . Tòa nhà là nơi  ở và làm việc  của nhà vua từ thế kỉ 15 đã bị động đất phá hủy  hoàn toàn, cái mà chúng ta nhìn thấy hôm nay là mới được xây dựng lại theo nguyên mẫu. Thứ đáng quý bên trong là các khúc gỗ Tếch to cả người ôm để xây dựng dinh thự này thì được giữ nguyên như là một di tích lịch sử vô giá. Được biết Mynamar có rất nhiều gỗ Tếch. Sản lượng xuất khẩu gỗ Tếch đứng hàng đầu thế giới. Tếch là thứ gỗ rất bền thường dùng để đóng các du thuyền có giá cả chục triệu đô dành cho các triệu DSC_0341phú

 Chùa có bốn mặt tượng.

Gần  kinh đô của nhà vua có ngôi chùa rất đặc biệt. DSC_0349Ngôi chùa này có bốn mặt tượng Phật nhìn về bốn phía Đông Tây Nam Bắc rất giống nhau và rất đẹp. Đẹp đến mức ai cũng  muốn  chụp hình nhưng muốn chụp phải mất tiền . Tiền thu được không phải để chia  cho mấy ông bảo vệ mà dùng dể tu bổ ngôi chùa . Ỏ Myanmar đó là tiền lệ bắt buộc . Vì thế các ngôi chùa đều như mới, đều sạch sẽ . Ai vào chùa cũng phải bỏ giầy bỏ tất bên ngoài mà không lo bị mất cắp . Sự nghiêm túc nơi đất Phật là như vậy

Chùa Đá vàng

Đi xe tải lên núi

Đi xe tải lên núi

Tương truyền khi Đức Phật ra đời và tu thành chính quả, người cho gọi một vị giáo sĩ đến giao cho ông ta hai sợi tóc  rồi bảo vị giáo sĩ này xuống biển dùng hai sợi tóc mỏng manh mang một tảng đá lớn lên núi , Y lời Phật dậy, vi giáo sĩ này đem được tảng đá lớn hàng chục tấn lên đỉnh ngọn núi Kyaik Htiyo cao 2100 mét so với mặt nước biển và đặt cheo leo nửa bên trong vách núi nửa bên ngoài vách núi mà không bị rơi xuống. Trải qua hơn 2500 năm, trải qua bao biến thiên của trời đất ,bao trận động đất kinh hoàng, tảng đá thần vẫn đứng vững không hề nghiêng ngả . Và trên mảnh đất bằng phẳng hàng vạn mét vuông gần tảng đá thần, người ta đã xây dựng lên ngôi chùa Kyaik Htiyo mà mọi người quen gọi là chùa Đá Vàng. Sở dĩ có tên gọi như thế là vì nhiều thế hệ người Myanmar đã phết vàng lên hòn đá làm nên màu vàng chói lọi đẹp rực rỡ khi anh hoàng hôn buông xuống nơi các ngọn núi xa xăm

Chuyển sang đi kiệu

Chuyển sang đi kiệu

Để đến được chùa Đá Vàng, chúng tôi phải đi xe khách từ Yangon qua Bago đến thị trấn Kin Pun thuộc vùng Kiatigo để đổi sang xe tải để lên núi cao . Trên đường đi, cách Yangon khoảng ba chục cây số chúng  tôi không quên dừng chân ghé thăm nghĩa trang chôn cất 27.000 binh sĩ Anh và Ấn Độ hy sinh trong cuộc chiến tranh với quân Nhật Bản và quân Miến Điện từ năm 1939 đến 1945. Một nghĩa trang đẹp như một công trình  văn hóa và lịch sử được người Anh xây dựng năm 1948 và được người Myanmar chăm sóc từng cành  cây ngọn cỏ đẹp mỹ  mãn hàng ngày

Tảng đá vàng trong ráng chiều

Tảng đá vàng trong ráng chiều

Trỏ lại với chuyến đi đến chùa Đá Vàng. Tại thị trấn Kim Pun, chúng tôi chuyển sang đi xe tải để lên núi . Đoạn đường núi dài 15 cây số xóc kinh khủng . Mọi người phải nắm chặt thành xe đến đau cả tay khi chiếc xe chồm lên , vòng vo qua các cua tay áo và  dốc cao như dựng đứng . Thế rồi đoạn đường bĩ cực cũng qua. Chúng tôi dừng chân ở bãi đỗ xe nơi có hàng trăm thanh niên với dụng cụ là những chiếc kiêu đơn giản đang chờ sẵn . Mua vé và ngồi lên kiệu. Bốn thanh niên trai tráng mạnh khỏe nhưng gầy guộc thành thạo nhấc bổng kiệu lên vai và tôi thấy mình lơ lửng trong không trung . Một cảm giác lạ lẫm và thú vị khi lần đầu tiên trong đời được ngồi kiệu . Đường lên dốc gần như dựng ngược, bốn chàng trai thở gấp nhưng đi rất đều bước đảm bảo thăng bằng và an toàn tuyệt đối cho người ngồi trên kiệu. Dốc cao là thế mà họ đi như trên mặt phẳng. Đó là  do họ luyện tập thường xuyên hàng ngày và vì miếng cơm manh áo . Tôi hiểu ra một điều khi nếu nơi đây làm cáp treo thì sẽ thêm hàng ngàn người thất nghiệp và ngồi kiệu đối với

Tác giả mặc áo đỏ đang sờ vào tảng đá vàng

Tác giả mặc áo đỏ đang sờ vào tảng đá vàng

người nước ngoài là một sản phẩm du lịch hấp dẫn cho dù đã sang thế kỉ 21 rồi mà vẫn sử dụng kiệu như nhiều thế kỉ trước coi như chuyện lạ trên đời . Biết khiêng kiệu rất vất vả tôi lấy mấy chai nước ở khách sạn đưa cho mỗi người một chai. Đến một điểm dừng nghỉ giữa đường tôi tưởng họ mở nước ra uống nhưng không họ bán ngay cho nhà hàng lấy tiền rồi rước kiệu lên vai bước tiếp đến đích cuối cùng là đỉnh núi nơi có hòn đá thần mạ vàng . Lúc này đã bốn giờ chiều giờ Myanmar tức bốn giờ ba mươi phút giờ Việt Nam, mặt trời đỏ lừ phía trời Tây đang đần hạ thấp độ cao lơ lửng trên các rặng núi phía chân trời xa xăm . Đó là thời khắc đẹp nhất để các tay máy thu lấy hình ảnh hòn đá thần mà để đến đây họ đã đi từ  nhiều quốc gia xa lắc xa lơ bằng máy bay, bằng tàu thủy, bằng các loại ô tô và bằng kiệu

DSC_0264Trên sân chùa hàng vạn người ngồi,  nằm la liệt chờ giờ hành lễ , chờ đến lượt sờ tay vào hòn đá vàng , ưu tiên chỉ dành cho nam giới còn đàn bà con gái thì chịu thiệt thòi chỉ được ngắm nhìn từ xa .

Một điều rất lạ là đông hàng vạn người như thế mà không hề có bóng dáng một cảnh sát trật tự, một thanh niên xung kích như ở Viêt Nam xứ mình. Giầy dép, các loại của mọi người tự tìm chỗ mà để trước khi để đôi chân trần bước vào sân chùa rộng mênh mông mà không bao giờ sợ mất , sợ nhầm lẫn . Ở chốn linh thiêng này không có chỗ cho những ý nghĩ xấu và những hành vi xấu .

Trời đã  mờ tối, ông mặt trời đã lặn hẳn xuống phía dưới các rặng núi, vậy mà dòng người vẫn tiếp tục đổ về sân chùa . Đêm nay họ sẽ ngủ tại đây để sớm mai đón ánh bình minh trên ngọn núi cùng với tảng đá vàng linh thiêng . Tảng đá chênh vênh bất chấp các trận động đất vẫn đứng vững như bàn thạch như có hai sợi tóc thần kê kíck bảo vệ . Chùa Đá Vàng xứng đáng là di sản văn hóa của nhân loại nhưng Myanamar chưa làm đơn xin Unesco công nhận. Họ như không cần cái gọi là “thành  tích chủ nghĩa”, sự háo danh hão huyền vì không là di tích được công nhận thì hàng ngày vẫn có hàng vạn người  đổ về đây . Đó mới là sự công nhận tuyệt vời .

Đến giờ hẹn, chúng tôi quay trỏ lại chỗ đẻ giày dép và một lần nữa lên kiệu xuống núi kết thúc một ngày rất vất vả nhưng rất vui vì cảnh đẹp mê hồn qua những tấm ảnh chụp được và tinh thần thì phấn chấn như được ai đó phù hộ tiếp thêm cho sức mạnh

nghĩa trang chôn cất các binh sĩ Anh Ấn hy sinh trong thế chiến thứ 2

nghĩa trang chôn cất các binh sĩ Anh Ấn hy sinh trong thế chiến thứ 2

DSC_0098

Chùa Vàng Yangon

DSC_0385

DSC_0376

các thanh niên sinh cùng ngày tự giấc dến quét sân chùa Vàng mỗi ngày

Nhưng ngôi chùa nổi tiếng nhất Myanmar và thế giới lại là chùa Vàng nằm trênngọn đồi cao nhất thành phố Yangon . Nó nổi tiếng về kinh tế khi được đắp bằng 70 tấn vàng nguyên chất chứ không thếp vàng bên ngoài như nhiều ngôi chùa khác . Nó nổi tiếng về lượng khách đến cúng viếng hàng ngày. Nó nổi tiếng cả về chính trị khi các nhà lãnh đạo đất nước trong đó có Daw Aung San Suu Kyi đã đến diễn thuyết tại đây . Nó nổi tiếng vì trên đỉnh tháp cao vút tới 99 mét, có đặt một viên kim cương rất lớn và khi màn đêm xuống lúc người ta chiếu đèn pha lên , nó sáng rực một màu xanh huyền ảo . Nó nổi tiếng vì lịch sử lâu đời 2500 năm cho một công trình vượt mọi kỉ lục về thời  gian và không gian . Nó là ngôi chùa lớn nhất thế giới, là niềm tự hào của người dân Myanmar và của các Phật tử trên toàn thế giới và cũng chính vì nó, người Myanmar tự hào cho đất nước mính là đất Phật.  Hành hương về chùa Vàng là hành hương về đất Phật

Thành phố Yangon, trung tâm kinh tế, văn hóa và chính trị đang thay đổi từng giờ từng ngày cho dù thủ đô hành chính của Myanmar đã dời đến Naypyidaw  . Anh bạn hướng  dẫn viên du lịch của Vietravel mới qua đây tháng trước đã phải thốt lên “cây cầu vượt làm nhanh quá , tháng trước chưa thấy gì mà tháng này rất nhiều cột móng đã xây xong chỉ chờ gác các dầm bê tông là hoàn  thành”Khi đó ở Myanmar người ta sẽ đắp bên công trình vừa hoàn thành tượng hai con gà cõng nhau, một thứ tín ngưỡng rất MyanmarDSC_0348

Sự thay đổi còn thấy rõ trên các trang báo khi luật kiểm duyệt bị bãi bỏ. Tại phòng Lễ tân khách sạn Green nới tôi tá túc trong những ngày ở Yangon, khi cầm một tờ báo chính thống lên xem, tôi thấy hình ông Than Sue ở trang cuối của tờ báo. Ở Việt Nam theo luật bất thành văn ảnh lãnh đạo bao giờ cũng phải đưa lên trang nhất tại vị trí trang trọng nhất. Đó chính là sự khác biệt phản ánh một phần của tự do ngôn luận đã đến với đất nước này .IMG_1108

Ngày mai chúng tôi rời Myanmar để trở về với cuộc sống thường nhật hàng ngày . Đêm nay là đêm cuối cùng ở Yango thành phố bốn triệu dân đông bằng Hà Nội trước khi mở rộng. Điện nước còn thiếu nhưng trật tự xã hội, trật tự giao thông thì hơn hẳn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bằng chứng ư ? Đố bạn tìm thấy chỉ mười cảnh sát giao thông trên đường phố chật cứng ô tô đấy, còn thanh tra giao thông cảnh sát trật  tự , bảo vệ phố phường hay thanh niên xung kịch thì ở Yangon hình như không có các khái niệm đó  . Vậy là cái điều mà các nhà tổ chức du lịch cảnh báo về một đất nước  khép kín bị cả thế giới cô lập mấy chục năm đã không đúng trên một khía cạnh nào đó của cuộc sống . Chế độ quân sự phải chăng đã góp phần thiết lập một trật tự xã hội thượng tôn pháp luật cùng với  ý thức tâm linh của những người sùng bái đạo Phật đã xây dựng nên một xã hội văn minh như vậy . Các bạn hãy đến Myanmar một lần để tự mình cảm nhận điều đó

 Phần 6-Lòng dân với Daw Aung San Suu Kyi

 

Trước nhà Thị chính Yangon do người Myanmar thiết kế và xây dựng

Trước Tòa  Thị chính Yangon do KTS người Myanmar thiết kế và xây dựng

Sẽ là không đầy đủ khi không nói đôi điều về người phụ nữ nhỏ bé trông có dáng vẻ yếu ớt nhưng lại có nghị lực phi thường, người có vị trí vô cùng quan trọng đối với đất nước Myanmar.Đó chính là Aung San Suu Kyi.

Tên của Bà khá dài dòng . Đó là sự ghép của tên bố Aung, tên bà nội San , tên mẹ Suu với tên của bà là Kyi. Còn Daw là chữ mà mọi người ghép vào tên của Bà khi gọi với lòng kính trọng ,nó giống như từ madame trong tiếng Pháp.

 San Suu Kyi sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945, là con gái của ông bà Aung san và Makhin Kyi khi ông là một sĩ quan quân đội còn bà là một nũ y tá cao cấp .Họ có ba người con,  Hai người anh em của bà thì ông anh cả định cư tại Mỹ còn người em kế thì chết đuối khi bà còn nhỏ.

Đất nước Myanmar những năm sau thế chiến thứ hai có tình hình chính trị rất phức tạp. Các phe phái tranh giành nhau quyền lực , đẩy đất nước vào nguy cơ nội chiến. Aung San khi đó đã lên cấp tướng và có khả năng trỏ thành người lãnh đạo đất nước đã bị ám sát.Khi đó Aung San Suu Kyi mới 2 tuổi , nhưng dòng máu “cách mạng” hình như đã bẩm sinh trong con người bà, nhất là bà lại có người mẹ tuyệt  vời. Từ một nữ y tá trở thành một nhà ngoại giao nổi tiếng trên cương vị đại sứ của nước Myanmar tại quốc gia láng giềng Ấn Độ . Như vậy cô bé Aung San Suu Kyi đã thụ hưởng cái gen làm lãnh đạo của cả bố và mẹ

Lớn lên , bà sang Anh theo học ở trường đại học nổi tiếng Oxford và tại ngôi trường này bà làm quen với sinh viên Michael Aris , người sau này trỏ thành chồng bà

Năm 1969 bà đến New York học tiếp đồng thời bắt đầu tham gia vào các hoạt động xã hội tại Liên hợp quốc . Rồi bà theo chồng đi Bhutan làm nhân viên khảo cứu cho Bộ ngoại  giao . Năm 1973 hai vợ chồng sinh đứa con đầu lòng đặt tên là Alecxander. Năm 1977 sinh đứa con thứ hai là Kim. Nuôi hai đứa con nhỏ,  Bà ở nhà nghiên cứu và viết sách về cuộc đời hoạt động của người  cha đã quá cố đồng thời giúp chồng khảo cứu về văn hóa vùng Himalaya . Bà cũng đồng thời là tác giả của nhiều quyển sách khaỏ cứu có giá trị , trở thành học giả nội trú của Đại học Kyoto

Năm 1988 là năm Myanmar xảy ra nhiều biến động chính trị. Tướng độc tài Ne Uyn từ chức, làn sóng bạo động nổ ra khắp nơi. Chính quyền  dùng vũ lực đàn áp dã man các cuộc biểu tình chống đối . Máu đã đổ khắp đất nước Myanmar, Aung San Suu Kyi về nước vừa chăm sóc mẹ bị tai biến , vừa tham gia đấu tranh chính trị, thành lập Đảng Liên kết quốc gia dân chủ gọi tắt là NLD.  Trên cương vị Tổng thư kí của Đảng, bà gửi thư cho chính phủ kêu gọi chế độ đa đảng . Mặc dù bị nhà nước cấm đoán Aung San Suu Kyi vẫn đi diễn thuyết khắp nơi cổ động cho phong trào tự do dân chủ

  Năm 1989, mẹ bà qua đời. Tại tang lễ tổ chức rất lớn Aung San Suu Kyi thề sẽ theo bước cha mẹ phục vụ đồng bào Miến Điện đến hơi thỏ cuối cùng và Bà đã thực hiện xuất sắc lời thề đó

Cùng trong năm đó Aung San Suu Kyi dũng cảm dẫn đầu đoàn biểu tình đi thẳng vào họng súng của chính quyền quân sự, tại ngôi chùa Vàng trước hàng trăm ngàn công chúng bà kêu gọi thành lập chính phủ tự do dân chủ. Lời kêu gọi của bà không được đáp ứng, ngược lại bà bị tù giam lỏng mà không kết án, bị cấm tranh cử trong khi ở bên ngoài  Đảng của Bà thắng cử với 82% số phiếu bầu .

Với lòng quả cảm của người phụ nữ đấu tranh cho hòa  bình tự do dân chủ , năm 1991 bà được trao giải thưởng Nobel hòa bình . Nhưng bà đã từ chối sang Oslo để nhận giải thưởng vì Bà biết đi là không có cơ hội trở về để lãnh đạo Đảng NLD của bà. Ngay cả khi chồng bà chết tại Luân Đôn vì ung thư tuyến tiền liệt, bà cũng nén đau thương không sang Anh dự tang lễ chồng để ở lại tiếp tục gắn cuộc đời mình với  phong trào đòi tự dân chủ của đất nước

Những hy sinh của bà đã được đền đáp. Năm 2010 chính quyền dân sự đâu tiên ở  Myanmar do thống tướng Than sue làm tổng thống đã ra quyết  định trả lại tự do cho . Aung San Suu Kyi sau 15 năm tù tại gia . Như con chim được sổ lồng bà trở thành biểu tượng của tự do dân chủ của đất nước Myanmar bước vào thời kì đổi mới. Bà trở thành đại biểu quốc hội và cùng với ông Than Sue là hai nhân tố tạo nên bộ mặt tươi sáng của đất nước Myanmar hôm nay . Bà đã đi Oslo để nhận giải thưởng hòa bình và dùng số tiền đó làm công ích, Bà đã đi Thái lan rồi đi Mỹ, ở đâu bà cũng được nhân dân và lãnh đạo các quốc gia ngưỡng mộ . Khi Barack Obama,  vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ đến thăm Myanmar đã tiếp kiến Bà như một người thân và trong bài phát biểu của ông tại Đại học Yangon ông đã ca ngợi Bà hết lời- người phụ nữ đã nói không với “sự sợ hãi”

Trong những ngày đi du lịch Myanmar , người viết đã đến thăm ngôi nhà của Aung San Suu Kyi năm bên bờ con hồ lớn như Hồ Tây ở Hà Nội. Căn biệt thự bên hồ là di sản của cha bà để lại nay treo cờ của Đảng NLD do bà khởi xướng và lãnh đạo đã thành công vang dội . Căn biệt thự được bảo vệ rất cẩn mật, được đóng kín cổng, có lẽ Bà đang phải làm việc tại thủ đô hành chính mới của Myanmar

DSC_0286Người viết cũng đã đến thăm một ngôi làng của người Miến Điện trên đường đi chùa Đá Vàng. Tại cổng làng , dân làng treo tấm biểu ngữ  trên có dòng chữ  bằng tiếng Myanmar và tiếng Anh, một ngôn ngữ khá thông  dụng ở Myanmar : National League For Democracy tức tên Đảng NLD với hình ảnh của Bà một bên và cha Bà một bên. Tấm Pano này nói lên tất cả tình cảm và sự tín nhiệm của dân chúng nơi Đảng do Bà dẫn dắt.

DSC_0288Vào trong ngôi làng gồm toàn nhà sàn giống như các ngôi làng ở vùng Đông Nam Á, thấy rất ngăn nắp,chỗ xếp chăn gối, chỗ xếp  xoong nồi được đánh bóng sạch sẽ  . Chưa thấy tủ lạnh,  ti vi vì chưa có điện . Myanmar đang thiếu điện trầm trọng, mặc dầu vậy chính phủ Than Sue vẫn quyết định ngừng xây dựng đập thủy  điện trên sông Irrawandy bất chấp sự tức giận của người láng giềng Trung Quốc .Bà chủ trẻ đang cạo cùi dừa làm bánh bán cho người qua đường, hai đứa trẻ chơi bên chuồng dê trong đó cả một đàn dê đang đòi ăn , ông chồng thì đang tắm mát bên chiếc giếng nước trong vắt . Cuộc sống xem ra khá đầy đủ và thanh bình .Và nó sẽ khấm khá hơn khi Myanmar mở cửaDSC_0301

Bằng chính sách cứng rắn về nguyên tắc nhưng lại rất mềm dẻo về sách lược, Aung San Suu Kyi đang cùng với các lãnh đạo của Myanmar đưa đất nước sang một trang sử mới , một trang sử của một đất nước từ ngục tù đen tối của chế độ quân sự độc tài một bước chuyển sang chế độ dân sự tự do dân chủ một cách diệu kì như từ đêm tối bước ra ánh sáng của một ngày mới . Có ai đó nói với Aung San Suu Kyi rằng Myanmar đang ở trong đường hầm không lối thoát, thì bà trả lời Myanmar đã ở cuối đường hầm và đã tìm thấy ánh sáng. Ánh sáng của tự do được đánh đổi bằng sự mất tự do của biết bao người con yêu nước trong đó có Aung San Suu kyi . Giáo lý đạo Phật rất đề cao luật nhân quả. Và những hy sinh vô bờ bến của những người con yêu nước, yêu tự do của nhân dân Myanmar cuối cùng  đã được đền đáp xứng đáng .

Viết đến đây tôi ngẫm ra một điều, phần lớn các nước trước đây là thuộc địa của Anh quốc sau khi giành được độc lập đều nhanh chóng đứng vào hàng ngũ các nước đang phát triển. Đó là Nam Phi ở Phi châu, Đó là Australia, New Zealan ở châu Đại Dương, là Hồng Koong, Thái Lan, Malaixia ở Á châu và tuy đi sau nhiều năm nhưng Myanmar cũng sẽ phát triển như vậy . Lí do vì sao thì để mọi người tự rút ra ý kiến của mình xem đó có phải là quy luật hay không ?

Hà Nội ngày đầu năm mồng 1 tháng 1 năm 2013

Bình luận về bài viết này