Bài cuối cùng về những cây cầu bắc qua sông Hồng

Cầu Âu Lâu-Món quà tri ân của một người con Yên Bái

NguyễnHải Thoại sinh ra và lớn lên ở thị xã Yên Bái . Những năm kháng chiến chống Pháp hào hùng, khi Hải còn là học sinh Trung học cơ sở , cậu đã chứng kiến hàng vạn bộ đội dân công vượt sông Hồng qua bếnphà Âu Lâu chở vũ khí đạn dược lương thực lên Điện Biên chuẩn bị cho trận quyết chiến   chiến lược kết thúc chin năm kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp

Hòa bình lập lại, Nguyễn Hải Thoại về Hà Nội theo học đại học , rồi duyên cớ đưa cậu về làm vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GTVT . Rời cơ quan hành chính công quyền anh  sang tu nghiệp ở Liên Xô trước khi về làm Tổng Giám đốc Công ty Cầu Thăng Long . Tham gia xây dựng các cây cầu lớn của đất nước như cầu Thăng Long, cầu  Gianh, Nguyễn Hải Thoại vẫn canh cánh trong lòng khi chưa giúp được  gì cho quê hương Yên Bái của anh

Bến phà Âu Lâu xưa vẫn thế, các con đò vẫn như những lá tre lênh đênh trong mùa nước lũ thật nguy hiểm. Yên Bái sau khi tách với Lào Cai vẫn còn Nghĩa Lộ bị cô lập bởi con sông Hồng . Muốn giúp Nghĩa Lộ phát triển phải có một cây cầu. Tỉnh ủy , Ủy ban và  nhân dân tỉnh Yên Bái mong mỏi lắm thay.

Đó là năm 1992, lúc đất nước gặp vô cùng khó khăn cũng là lúc Nguyễn Hải Thoại quyết định giúp Yên Bái làm cây cầu Âu Lâu, chỉ cách bến phà Âu Lâu lịch sư chỉ 1 Km

Lúc đó Yên Bái làm gì có tiền. Nhà nước  cũng  rất nghèo không thể cấp vốn cho Tổng công ty Thăng Long của Thoại . Vậy là anh phải giật gấu vá vai , tự thiết kế, chỉ huy thi công xoay trở tìm mọi cách hoàn thành cây cầu nhanh nhất với giá thành rẻ nhất . Đó là món quà tri ân của anh với quê hương Yên Bái cho dù tiền tỉnh Yên Bái nợ Tổng công ty chưa  biết đến bao giờ mới trả được . Nghe nói tỉnh hứa trả bằng …gỗ !

Hôm nay xe bon bon trên quốc lộ 37 qua cầu Âu Lâu để để đến Nghĩa  Lộ. Nghĩa Lộ không là chốn khỉ ho cò gáy nữa . Cây chè Nghĩa Lộ đã vượt biên giới đến các xứ sở xa xôi,  ruộng bậc thang Mù Cang Chải thu hút du khách bốn phương. Các khu công nghiệp đang mọc lên. Tất cả nhờ ở cây cầu xuất hiện đúng lúc đã và đang phát huy tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của một tỉnh miền núi phía Bắc . Người Yên bái rất tự hào về nguyễn Hải Thoại-anh hùng lao động thời kì đổi mới

Ba câu cầu tiền tỉ nhưng hiệu quả sử dụng rất thấp 

Sông Hồng chảy qua địa phận tỉnh Phú Thọ có tên gọi là sông Thao. Hồng hà mênh mông trôi cát tới chân làng quê. Lời bài hát ngọt ngào của “Du kích sông Thao” vẫn còn văng vẳng đâu đây khi trên dòng sông này trong những năm gần đây xuất hiện nhiều cây cầu bê tông hiện đại làm thay đổi bộ mặt các xóm làng ven sông . Đó là những cây cầu tiền tỉ nhưng không có xe nào chạy qua. Chính xác là rất ít xe chạy qua.

Đầu tiên là cầu Phong Châu, nối khu vực Đền Hùng với đường đi Trung Hà.Về lí thuyết việc làm cây cầu này là hợp lý cho dù có ý kiến cho rằng cây cầu này làm để về quê hai vị lãnh đạo Bộ GTVT ? Nhưng từ lí thuyết đến thực tế là một khoảng cách khó lấp đầy cho dù cây cầu đã có hai chục tuổi. Nhà máy supe phốt phát Lâm Thao chở sản phẩm chủ yếu về xuôi bằng đường sắt chứ không chở bằng đường bộ qua cầu Phong Châu . Vậy thì lấy đâu ra xe để mà đi qua cầu ?

Dẫu sao cây cầu này cũng đã có tuổi, nhưng còn hai cây cầu nữa còn trẻ măng thì thật khó hiểu

Đó là cầu Văn Phú ở phía nam thành phố Yên Bái . Cầu bê tông này nối xã Văn Phú bên hữu ngạn sông Hồng với thành phố Yên Bái ở vị trí cấy số 6. Người ta lí giải việc quyết định cho xây dựng cây cầu này để giảm tải xe cộ từ Lào Cai cho cầu Việt Trì , đồng thời cho nâng cấp đường quốc lộ 37 C bên hữu ngạn sông Hồng . Nhưng thực tế đã năm năm nay cây cầu này hầu như không có xe ô tô nào qua lại cả. Xe từ Lào Cai về không nhiều cho dù đường đã  được cải thiện tất cả đều theo đường Việt Trì .Và khi đường bộ cao tốc nối Lào Cai với Hà Nội tại khu vực Nội Bài thì làm gì còn xe đi vào cây cầu này nữa!

các vị lãnh đạo chỉ thích lên hình như thế này chứ không cần biết hiệu quả ra sao

Chưa hết gần đây người ta lại tiếp tục cho xây cầu qua Hạ Hòa Phú Thọ . Văn Phú chả có xe đi thì Hạ Hòa lại càng không có xe đi. Lãng phí vô cùng , không  biết các nhà quy hoạch sẽ trả lời công luận sao đây ?

Sông Hồng là dòng sông lớn, dòng sôngMẹ ở phía Bắc nước ta. Mùa mưa lũ nước sông dâng cao gây úng ngập hai bên bờ sông , việc xây cầu là cần thiết nhưng phải tính tới hiệu quả kinh tế. Nó không phải là những chiếc cầu nhỏ vài chục, vài trăm triệu  nối hai làng, hai xã cho học sinh đi học đỡ vất vả,  đỡ  nguy hiểm mà là nối hai huyện, hai tỉnh nhiều khi chả liên quan gì tới nhau và giá trị lên đến cả trăm tỉ đồng

Sự lãng phí này đã có ai nhắc đến và có ai chịu trách nhiệm ?

Từ cầu Thanh Trì đến cầu Nhật Tân

 

Cầu Thanh Trì nối vành đai 3  với quốc lộ 5 đi Hải Phòng ,quốc lộ 1B đi Lạng Sơn  làm nhiệm vụ đường tránh qua thành  phố Hà Nội là  điểm nhấn trong số bảy cây cầu đã và sẽ bắc qua sông Hồng  khu vực Hà Nội

Đó có thể coi là cây cầu lớn nhất Đông Dương với tổng chiều dài 12,8Km, cầu chính dài 3,1Km rộng 33,1 m   thiết kế cho sáu làn xe chạy với tốc độ cho phép 100Km/h

Cầu Thanh Trì là cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực lớn nhất trong lịch sử ngành cầu Việt nam . Điểm đầu là Pháp Vân trên quốc lộ 1A, điểm cuối là Sài Đồng trên quốc lộ 5

Cầu Thanh Trì được xây dụng bằng vốn vay ODA của Nhật bản 410 triệu USD do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư

Sau nhiều năm thi công, nhiều năm phải kéo dài thời gian thực hiện dự án cuối  cùng tháng 11 năm 2006, cầu Thanh Trì chính thức được khánh thành. Cùng với việc hoàn thành đường cao tốc Ninh Bình- Cầu Giẽ- Pháp Vân , đường trên cao vành đai 3, đườngcao tốc Hà Nội -Bắc Ninh, cầu Thanh Trì được đưa vào sử dụng là thành công quan trọng của    việc  quy hoạch hệ thống cầu đường ở khu vực trọng điểm kinh tế phía Bắc. Mặc dầu còn một số tiểu tiết phải giải quyết như việc khắc phục ùn tắc vào giờ cao điểm tại nút giao với đường 5, xử lý hợp lý hệ thống dải phân cách mềm trên cầu sao cho đừng làm hẹp diện tích sử dụng mặt cầu  , xư lý kĩ thuật việc mặt cầu sớm bị hư hỏng nhìn khái quát cầu Thanh Trì là một thành công

Cầu Vĩnh Tuy có xứng với những cái nhất được ghi danh

Nằm giữa cầu Thanh Trì và cầu Chương Dương , cầu Vĩnh tuy được hy vọng sẽ giảm tải cho cả hai cầu này

Đường lên cầu Vĩnh Tuy

Khởi công ngày 3 tháng 2 năm 2005, sau hai năm chậm tiến độ vì nhiều lí do , ngày 25 tháng 9 năm 2009 cầu Vĩnh Tuy đước cắt băng khánh thành. Đó là cây cầu được coi là cầu rộng nhất Việt Nam với mặt cầu rộng 38m cho hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt , một làn xe hỗn hợp . Tuy nhiên việc mặt cầu rộng không tương thích với sự chật chội ở phía đầu cầu Hà Nội, phường Vĩnh Tuy

Để lên cầu người ta có hai lối: một là đi theo đê Nguyễn Khoái, hai là theo đường Minh Khai. Cả hai tuyến đường này đều rất chật chội và luôn xảy ra ùn tắc giao thông . Chính vì vậy cầu Vĩnh Tuy mặt cầu rất rộng nhưng lại không hút được nhiều xe tham gia giao thông và đó là một sự lãng phí

Chưa hết , ở phía đầu cầuVĩnh Tuy, người ta xây dựng lối lên cầu vòng xuyến rất đẹp và rất hợp lý nhưng ở phía bên kia huyện Gia Lâm cũng xây như vậy cho đối xứng là không cần   thiết và tốn kém rất nhiều vì phải giải tỏa rất lớn . Từ Hải Phòng về ,các xe có hai lối rẽ trái để lên cầu Vĩnh Tuy mà ít xe chờ qua hai nhịp đèn đỏ để vào vòng xuyến lên cầu . Cho nên vòng xuyến bên cầu phía Gia Lâm chỉ để trang trí mà giá trị sử dụng rất ít

Cầu Nhật Tân đang xây dựng. Đứng trên cầu Thăng Long nhìn về phía hạ lưu, các trụ cầu đang mọc lên. Chỉ vài năm nữa, Hà Nội lại có thêm một cây cầu mới kì vọng là sẽ giảm tải cho ga hàng không Nội Bài không phải cứ bắt buộc phải qua đường Phạm Văn Đồng và cầu Thăng Long để vè trung tâm Hà Nội

Dự kiến cuối năm 2014 câù Nhật Tân hoàn thành

Không biết các nhà quy hoạch đã tính đúng , tính đủ số cây cầu cho Hà Nội 100 năm nữa chưa ?

4 responses to this post.

  1. […] – Bài cuối cùng về những cây cầu bắc qua sông Hồng (Lương Kháu Lão). […]

    Trả lời

  2. […] – Bài cuối cùng về những cây cầu bắc qua sông Hồng (Lương Kháu Lão). […]

    Trả lời

  3. […] Bài cuối cùng về những cây cầu bắc qua sông Hồng (Lương Kháu […]

    Trả lời

Bình luận về bài viết này