Tiên sư cha thằng cơ chế !

bia sách Hơn một nghìn trang sách. Ngồn ngộn các sự kiện . Đại gia thực sự là món quà quý và hấp dẫn mà nhà văn Thiên Sơn đã chuyển đến bạn đọc. Càng bị cấm đoán, càng nhiều người tìm đọc. Trên các hiệu sách ở Bờ Hồ , rất nhiều sách in lậu đã được bày bán . Bìa sách không được in nổi chữ mạ vàng như bản chính mà thậm chí màu sắc từ màu đen cũng chuyển thành màu xanh và in ấn vội vàng để kịp phục vụ thị hiếu của người đọc . Thiên Sơn từ một nhà văn trẻ ít người biết đến bỗng thành nổi tiếng, thành một hiện tượng cho dù anh chả có thêm đồng nhuận  bút nào từ các sách in lậu

Xuyên suốt tác phẩm là ba tuyến nhân vật :

 Các đại gia lắm tiền, lắm mưu mô thủ đoạn , tàn bạo mà điển hình là nhân vật Tấn Đạt, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Đại Á

Các quan chức đầy quyền lực, thoái hóa biến chất bị các đại  gia biến thành con tin buộc phải kí các quyết định đầu tư theo “chỉ thị” của các đại gia mà điển hình là Lê Đức, một nhân vật phụ trách kinh tế sống trong một  biệt thự ở phố Phan Đình Phùng . Mà ai là người được ở đó thì cả nước đều biết

Má mì chuyên cung cấp gái đẹp để mua chuộc các quan chức lớn nhỏ , một thủ đoạn quen thuộc để “chăn voi” , điển hình là nhân vật Vân Chi

Ba thế lực này xoắn quyện vào nhau trong tác phẩm của Thiên Sơn làm nổi rõ sự hoành hành của mạng lưới mafia đầy cạm bẫy giăng mắc khắp nơi

Điều khá lạ là có hàng trăm nhân vật trong tác phẩm nhưng không tìm thấy một nhân vật nào gọi là chính diện. Nếu có thì nó cũng bị bôi đen hoặc chết yểu dưới bàn tay của tội ác . Tất cả đều là các nhân vật phản diện đầy màu sắc mà nếu dựng thành phim thì đạo diễn tha hồ có đất dụng võ

Cái ngày xưa không xa lắm khi Thuyết “buôn vua” là nhân vật có thật nổi đình đám trong vụ án Năm Cam đã tha hóa cả ủy viên Trung ương Đảng thì nay Tấn Đạt nêu thành chủ thuyết dùng tiền và gái đẹp chăn cả đàn voi kể cả con voi đầu đàn và đã thành công mĩ mãn

Ngày xưa không xa lắm, chúng ta đã say sưa xem “Một mình chống lại mafia” , đã kinh sợ bàn tay giết người như ngóe của các thế lực tội phạm Italia thì trong Đại gia, bàn tay của mafia Việt Nam còn ghê tởm , tàn ác và nguy hiểm hơn nhiều

Tất cả chỉ là tiểu thuyết hư cấu . Nhưng vì tác giả đã đưa ra nhiều thông tin rất nóng bỏng , đụng chạm đến nhân vật chịu trách nhiệm trong vụ đổ vỡ của tập đoàn kinh tế Vinashin mà trong tác phẩm đổi tên thành Oceanship nên sách bị thu hồi vì phạm thượng và không có lợi trong khi chúng ta đang chủ trương “tái cơ cấu” . Trong khi các đại gia đã nắm bắt chủ trương này để hớt váng làm giầu nhờ “tái cơ cấu”theo kiểu lấy mỡ nó rán nó .

Phải nói Thiên Sơn tuy là nhà văn, hiện đang công tác tại Tạp chí Điện ảnh nhưng rất am hiểu các vấn đề kinh tế . Các ý kiến của các nhân vật về điều hình kinh tế vĩ mô có thể nói rất chuẩn xác , chuẩn xác đến dễ sợ . Thiết nghĩ các quan chức đương quyền đọc những điều này cũng sẽ giật mình .

Nhưng có một chi tiết rất tài tình khi tác giả cho nhân vật Lê Đức từ chỗ lo lắng mất ăn mất ngủ cho trách nhiệm của mình trong việc làm ăn thua lỗ của các tập đoàn kinh tế đã cười khầng khậc khi tìm ra thủ phạm đã giải thoát cho mình cũng như cho cả hệ thống đó là “lỗi ở cơ chế” . Tiên sư cha thằng cơ chế !

3 responses to this post.

  1. […] Tiên sư cha thằng cơ chế ! Lương Kháu Lão   Posted 09.09.2013 by luongkhaulao https://luongkhaulao.wordpress.com/2013/09/09/vai-y-kien-nho-sau-khi-doc-xong-hai-tap-dai-gia/   Hơn một nghìn trang sách. Ngồn ngộn các sự kiện. Đại gia thực sự là món quà quý và hấp dẫn mà nhà văn Thiên Sơn đã chuyển đến bạn đọc. Càng bị cấm đoán, càng nhiều người tìm đọc. Trên các hiệu sách ở Bờ Hồ, rất nhiều sách in lậu đã được bày bán. Bìa sách không được in nổi chữ mạ vàng như bản chính mà thậm chí màu sắc từ màu đen cũng chuyển thành màu xanh và in ấn vội vàng để kịp phục vụ thị hiếu của người đọc. Thiên Sơn từ một nhà văn trẻ ít người biết đến bỗng thành nổi tiếng, thành một hiện tượng cho dù anh chả có thêm đồng nhuận bút nào từ các sách in lậu   Xuyên suốt tác phẩm là ba tuyến nhân vật:   Các đại gia lắm tiền, lắm mưu mô thủ đoạn, tàn bạo mà điển hình là nhân vật Tấn Đạt, chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Đại Á   Các quan chức đầy quyền lực, thoái hóa biến chất bị các đại gia biến thành con tin buộc phải kí các quyết định đầu tư theo “chỉ thị” của các đại gia mà điển hình là Lê Đức, một nhân vật phụ trách kinh tế sống trong một biệt thự ở phố Phan Đình Phùng. Mà ai là người được ở đó thì cả nước đều biết.   Má mì chuyên cung cấp gái đẹp để mua chuộc các quan chức lớn nhỏ, một thủ đoạn quen thuộc để “chăn voi”, điển hình là nhân vật Vân Chi.   Ba thế lực này xoắn quyện vào nhau trong tác phẩm của Thiên Sơn làm nổi rõ sự hoành hành của mạng lưới mafia đầy cạm bẫy giăng mắc khắp nơi.   Điều khá lạ là có hàng trăm nhân vật trong tác phẩm nhưng không tìm thấy một nhân vật nào gọi là chính diện. Nếu có thì nó cũng bị bôi đen hoặc chết yểu dưới bàn tay của tội ác. Tất cả đều là các nhân vật phản diện đầy màu sắc mà nếu dựng thành phim thì đạo diễn tha hồ có đất dụng võ. Cái ngày xưa không xa lắm khi Thuyết “buôn vua” là nhân vật có thật nổi đình đám trong vụ án Năm Cam đã tha hóa cả ủy viên Trung ương Đảng thì nay Tấn Đạt nêu thành chủ thuyết dùng tiền và gái đẹp chăn cả đàn voi kể cả con voi đầu đàn và đã thành công mĩ mãn.   Ngày xưa không xa lắm, chúng ta đã say sưa xem “Một mình chống lại mafia”, đã kinh sợ bàn tay giết người như ngóe của các thế lực tội phạm Italia thì trong Đại gia, bàn tay của mafia Việt Nam còn ghê tởm, tàn ác và nguy hiểm hơn nhiều.   Tất cả chỉ là tiểu thuyết hư cấu. Nhưng vì tác giả đã đưa ra nhiều thông tin rất nóng bỏng, đụng chạm đến nhân vật chịu trách nhiệm trong vụ đổ vỡ của tập đoàn kinh tế Vinashin mà trong tác phẩm đổi tên thành Oceanship nên sách bị thu hồi vì phạm thượng và không có lợi trong khi chúng ta đang chủ trương “tái cơ cấu”. Trong khi các đại gia đã nắm bắt chủ trương này để hớt váng làm giầu nhờ “tái cơ cấu”theo kiểu lấy mỡ nó rán nó.   Phải nói Thiên Sơn tuy là nhà văn, hiện đang công tác tại Tạp chí Điện ảnh nhưng rất am hiểu các vấn đề kinh tế. Các ý kiến của các nhân vật về điều hình kinh tế vĩ mô có thể nói rất chuẩn xác, chuẩn xác đến dễ sợ. Thiết nghĩ các quan chức đương quyền đọc những điều này cũng sẽ giật mình.   Nhưng có một chi tiết rất tài tình khi tác giả cho nhân vật Lê Đức từ chỗ lo lắng mất ăn mất ngủ cho trách nhiệm của mình trong việc làm ăn thua lỗ của các tập đoàn kinh tế đã cười khầng khậc khi tìm ra thủ phạm đã giải thoát cho mình cũng như cho cả hệ thống đó là “lỗi ở cơ chế”. Tiên sư cha thằng cơ chế!     […]

    Trả lời

  2. ĐỌC chi tiết TRÊN TRANG Bùi Văn Bồng

    http://bongbvt.blogspot.fr/2013/08/hau-su-cua-ngoi-biet-thu.html

    HẬU SỰ CỦA NGÔI BIỆT THỰ
    * MINH DIỆN
    .. ..

    Ông Bộ sinh năm 1920, tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi. Sau cách mạng tháng Tám, ông hoạt động trong lĩnh vực kinh tài của đảng. Ông vào Nam từ năm 1970, và năm 1975, cầm đầu một cơ quan vào tiếp quản Sài Gòn.
    Cơ quan ông được giao một ngôi biệt thự ở đường Tú Xương để đặt trụ sở làm việc. Ngôi biệt thự nằm ở vị trí đắc địa, kiến trúc hiện đại, tiện nghi sang trọng, trong khuôn viên ba ngàn mét vuông, kín cổng cao tường cây xanh bóng mát,
    là trụ sở công ty của một tư sản mại bản , một “ông vua” trong ngành công nghiệp thực phẩm chế độ cũ , đi di tản để lại.
    Với lý do ngôi biệt thự quá rộng, cơ quan sử dụng không hết, ông Bộ bố trí cho vợ con mình chuyển từ Hà Nội vào ở ba bốn phòng. Ông bảo làm như vậy để tiết kiệm cho nhà nước, cơ quan khỏi phải thuê nhà cho gia đình ông ở .

    Nhưng chả bao lâu, thì mọi người hiểu ra thủ đoạn của vị lão thành cách mạng! Ông Bộ chuyển cơ quan đi nơi khác, dành toàn bộ ngôi biệt thự cho gia đình ông. Là thủ trưởng một cơ quan kinh tài, quan hệ rộng, uy tín cao, ông lảm việc ấy dễ như trở bàn tay, bố bảo thằng nào dám ho he thắc mắc!
    Gia đình ông Bộ chiếm ngôi biệt thự, nhưng trên danh nghĩa, núp bóng “ở nhà Nhà nước”. Ngôi biệt thự ấy do Sở nhà đất quản lý. Tiền thuê nhà do cơ quan ông Bộ trả.

    Rồi cũng như nhiều khác, ông Bộ được mua hóa gíá ngôi biệt thự . Nói mua cho có vẻ sòng phẳng , thực ra chẳng khác gì biếu không. Cái gọi là giá của Nhà nước, thực chất là của các vị chức quyền đề ra để “hóa” cho nhau, hóa công thành tư!. Giá rẻ hơn bèo, lại bớt đầu, bớt đuôi , trừ ngược trừ xuôi theo tiêu chuẩn, chế độ gần hết.
    Ông Bộ được ưu tiên lão thành cách mạng này, thâm niên tuổi đảng này, cán bộ cao cấp này…Nên ngôi biệt thự và khuôn viên đất gần ba ngàn mét vuông , chỉ phải trả số tiền tương đương 50 lượng vàng. Số tiền ấy lại được ghi nợ , khi thanh toán đã mất giá nhiều lần. Rốt cục, ngôi biệt thự giá thị trường hàng ngàn lạng vàng, ông Bộ chỉ mất ba chục lạng.
    Người chủ cũ, di cư từ Bắc vảo năm 1954, phải mất 18 năm làm ăn mới xây được ngôi biệt thự ấy. Còn Đỗ Cao Trí, một viên tướng mà báo chí chúng ta không tiếc lời bêu xấu là giàu ngất trong hàng ngũ tướng tá Quân lực Việt Nam cộng hòa nhờ tham nhũng và buôn lậu ma túy, thì chỉ có một ngôi biệt thự 200 m2 ở cư xá Bắc Hải.

    Trong “ Tuyên ngôn cộng sản” ngày 21-2-1848 có đoạn: “ Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài những xiềng xích trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới!”
    Ông Bộ tham gia cách mạng năm 17 tuổi với hai bàn tay trắng. Sau giải phóng miền Nam, ông được hàng ngàn lạng vàng .
    Ông không mất gỉ, nhưng nhân dân ta đổ quá nhiều xương máu, hàng triệu người dân vẫn không có đất dể sinh sống, khó khăn về nhà ở…

    Theo ý chồng, bà Bộ bán ngôi biệt thự , chia cho bốn người con ruột mỗi người 1.000 lạng vàng,

    hai người con dâu đã ly dị mỗi người 500 lạng, còn lại bà mua căn hộ ở Phú Mỹ Hưng đưa ông Bộ xuống đó sống những ngày cuối cùng của cuộc đời và gửi ngân hàng để bản thân mình dưỡng già.

    Trong xã hội ngày nay không thiếu những người rồi sẽ phải trả giá như ông Bộ. Trớ trêu là: Dù sao, họ vẫn có một lý lịch về đời hoạt động của một cộng sản chân chính, suốt đời hy sinh cống hiến…và “vui sau cái vui của thiên hạ”.

    Nặc danh06:56 Ngày 13 tháng 8 năm 2013
    Nhưng con cháu hắn vẫn có cả ngàn lạng vàng!
    Còn xã hội….ta có mẹ liệt sỉ kiếm một chỉ vàng để mua hòm biết có hay không ?
    Nói chung hậu quả thế nào không biết nhưng :
    -MỘT NGƯỜI LÀM QUAN THAM TẤT CẢ HỌ ĐƯỢC GIÀU

    Nặc danh08:28 Ngày 13 tháng 8 năm 2013
    Số tiền vàng đó thấm đẫm máu của hàng triệu oan hồn trong cuộc nội chiến mang danh ý thức hệ mà thực ra là sự tranh dành quyền lực của hai phe QUỐC / CỘNG.
    Nói ô Bộ là người “có công”nên được hưởng sự đã ngộ của đảng.Thực chất ô. ta chỉ là con buôn siêu hạng,với hai bàn tay trắng và ngần ấy thời gian thì các danh nhân thành đạt cũng khó có được số tiền vàng như vậy để chia chác cho lũ cháu con.
    Trả lời
    Trả lời

    Nặc danh14:36 Ngày 16 tháng 8 năm 2013
    Bạn nói rất đúng! “Cuộc chiến tương tàn nồi da xáo thịt” được núp dưới bóng “Đánh duổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước” chỉ mang về lợi lộc béo bở cho tầng lớp lãnh đạo, bọn chúng đua nhau vơ vét tài sản của “bên thua cuộc”, phù phép của nhà nước thành của riêng để ăn chơi trác táng xa đọa.

    Nặc danh09:12 Ngày 13 tháng 8 năm 2013
    Anh Minh Diện kể lại chuyện kiểm kê tài sản đúng phóc. Chắc chắn anh Diện đã làm công việc đó rồi. Buồn cười thật, gia đình cán bộ sử dụng, cơ quan đến kiểm kê đánh giá chất lượng rồi dán phiếu kiểm kê vào từng thứ một. Đúng là đười ươi giữ ống nứa! Chuyện hóa giá nhá quả là kinh khiếp. Cơ quan tôi có ông được hóa giá căn nhà đường Cao Thắng có 15 lạng vàng, năm kia bám 7.800 lạng.

    Bây giờ người mua cho Hàn Quốc thuê mỗi tháng 17.500 đô la.
    Các ông cộng sản nói suốt đời hy sinh cho dân cho nước thật nực cười. Phải nói dân suốt đồi hy sinh cho cộng sản mới đúng chứ?

    Trả lời

  3. […] 10 Tháng 9 Lương Lão Kháu Theo blog Lương Lão Kháu […]

    Trả lời

Bình luận về bài viết này