Bỏ thi tốt nghiệp hay sáp nhập hai kì thi làm một- Ý kiến người trong cuộc

Bà Doan , Phó chủ tịch nước đồng ý đề xuất bỏ kì thi tốt nghiệp Phổ thông trung học với lí do lãng xẹt : Đỗ 95-100% thì thi làm gì cho tốn tiền bạc. Đó là lí do của kẻ ngoài cuộc , không có hiểu biết nhiều về giáo dục cho dù bà là giáo sư và có thời làm hiệu trưởng một trường đại học. Cũng có người trong cuộc cho rằng chưa thể bỏ thi TNPT hoặc phối hợp với thi Đại học để giảm căng thẳng cho học sinh và giảm tải cho xã hội nhưng thiếu các luận cứ khoa học và thực tiễn nên chưa thuyết phục

Còn đây là ý kiến của một người đã nhiều năm đứng lớp , đã biết thế nào là bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử, đã biết thế nào là sự chỉ đạo của ngành giáo dục qua rất nhiều năm với biết bao cải tiến, cải cách vân vân và vân vân nhưng chất lượng thì ngày càng đi xuống

Xin nói ngay quan  điểm của tôi là vẫn duy trì cả hai kì thi : Tốt nghiệp PTTH và thi tuyển vào Đại học nhưng thay đổi cơ bản nội hàm của cả hai kì thi này

Lí do rất đơn giản : có học phải  có thi, có kiểm tra. Không thi, không kiểm tra thì học sinh thời nay không học . Không học ở trường thì cha mẹ bắt học thêm ở ngoài . Thế là đẻ ra tệ nạn xã hội

Trước hết nói về thi Tốt nghiệp PTTH sau ba năm học . Để học sinh không học tủ, học lệch, coi thường các môn phụ như Sử, Địa , Chính trị, Giáo dục công dân, Kỹ thuật công nông nghiệp, Thể dục phải có liều thuốc đặc trị . Đó là dùng điểm tổng kết tất cả các môn học để xếp loại văn hóa từng học kì và từng năm học cho cả ba năm dưới mái trường phổ thông để xếp loại tốt nghiệp PTTH . Đến khi thi Tốt nghiệp Phổ thông có thể các em đỗ 100% vì đề thi quá dễ cho các em đỗ để ra trường , giải bài toán ách tắc cho xã hội nhưng .

Chỉ những em nào đỗ tốt nghiệp PTTH loại từ khá trỏ lên mới được quyền thi đại học . mà đỗ loại khá không chỉ căn cứ vào điểm trung bình sáu môn thi từ 6,5 trỏ lên, không có điểm chết + với xếp loại khá về văn hóa trở lên trong cả ba năm học mới được xếp đỗ loại  khá . Tất nhiên hạnh kiểm cũng phải từ khá trở lên.

Như vậy em nào lơ là khi vào lớp 10, khi lên lớp 11 mà chỉ chạy nước rút lớp 12 sẽ không có cơ hội  đỗ loại khá để đủ điều kiện thi đại học . Như vậy các em phải học đều các môn ngay từ khi vào lớp đầu cấp. Nếu có xin xỏ thày cô giáo các môn phụ thì rồi các em cũng thấy ra là phải tôn trọng các thày cô,  tôn trọng các môn gọi là phụ thay vì chỉ quý trọng các thày cô dạy văn toán lý hóa, sinh…những thày cô dạy thêm các em , có thể không là giáo viên trong trường . Loại trừ trường hợp tiêu cực chạy chọt sửa học bạ để đạt chuẩn, thậm chí làm lại học bạ mới . Trong trường hợp này trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường rất lớn và trách nhiệm của giáo viên bộ môn khi kí xác nhận trong học bạ cũng quan trọng không kém , là điều thanh tra giáo dục có thể phát hiện ra khi có khiếu kiện . Tôi tin nếu tổ chức lấy ý kiến giáo viên, tất cả các giáo viên sẽ đồng ý với đề xuất của tôi

Như vậy một trường học có thể đỗ tốt nghiệp 100% nhưng không thể 100% đỗ loại khá giỏi . Nó phân loại rõ rệt trường có chất lượng cao với trường chất lượng vừa, trường chất lượng thấp . Nhưng tất cả đều đỗ cao, đỗ hết nên phụ huynh cũng đều hỉ hả, lãnh đạo các địa phương cũng đều hài lòng

Chỉ có các em đỗ loại  khá giỏi trở lên mới được đăng kí thi đại học , vậy những em đỗ loại  trung bình đúng với sức học và sự phấn đấu của mình ( khoảng 40-50% tùy từng trường) sẽ đi đâu làm gì ?

 Các em có quyền thi vào các Trường cao đẳng, Trung cấp, trường dạy nghề và như thế chính việc phân loại đỗ này đã giúp cho giáo dục hướng nghiệp có cơ hội phát triển . Chúng ta có nhiều cơ hội đào tạo một tầng lớp công nhân áo xanh rất cần cho sự phát triển kinh tế hiện nay thay vì toàn đào tạo ra một tầng lớp công nhân áo trắng ăn trên ngồi chốc mà không đóng góp được gì nhiều cho xã hội . Được biết ở Mỹ, lương của một y tá kĩ thuật cao ngang, thậm chí  hơn lương của một bác sĩ , ở Thụy Điển, nơi giáo dục rất phát triển nhưng cũng là nơi có đội ngũ công nhân tay nghề cao nhiều  nhất nhì thế giới . Phải chăng một mũi tên trúng hai đích , hỡi các nhà quản lý giáo dục ?

Và khi mà 50% số học sinh tốt nghiệp Phổ thông không đủ điều kiện thi đại học thì sẽ có vài trăm nghìn em không phải vác cơm đùm cơm nắm lên các lò luyện thi “đông như quân Nguyên” mở ra xung quanh các trường Đại học và xã hội đỡ tốn kém biết bao nhiêu.

Và khi số thi vào đại học giảm đi một nửa hoặc có thể hơn một nửa thì gánh nặng thi cử sẽ giảm tải đáng kể không chỉ cho gia đình thí sinh, cho nhà trường đại học mà cho cả xã hội khi giao thông đỡ bị ách tắc , các nhà Mạnh Thường Quân không phải lo hướng dẫn sắp xếp nơi ăn chốn ở cho thí sinh

Tất nhiên khi chỉ có các em khá giỏi thi với nhau thì chất lượng đầu vào sẽ được nâng cao hơn, Bộ hoặc trường có thể ra đề thi khó hơn . Chúng  ta sẽ tránh được nhiều điểm 0 môn Sử một cách nhục nhã…

Điều căn bản là chúng ta nếu thực hiện tốt giải pháp này sẽ thay đổi tận gốc rễ tư duy học để làm gì. Học như thế nào đối với cả người lớn và trẻ em . Nhân dân và nhà nước đều đỡ tốn tiền bạc và công sức. Giáo dục nghề tự nhiên sẽ được coi trọng

Vâng đấy là ý kiến của một người trong cuộc, một người đã có 33 năm đứng lớp với biết bao trăn trỏ vì sự nghiệp giáo dục nước nhà bàn nát ra rồi mà vẫn chưa có lối ra

5 responses to this post.

  1. Posted by khoai on 03.08.2013 at 20:37

    Vô cùng hay. Học là cả quá trình.
    Tôi bổ sung : dạy học nên theo hướng : tự học là chính

    Trả lời

  2. Posted by dân cày on 03.08.2013 at 20:38

    Đề nghị của tác giả cũng chỉ mang tính nửa vời,cải lương
    Cội rễ,nguyên nhân thì ai cũng thấy,nhưng dể thay đổi cả 1 hệ thống GD thì ngoài khả năng của chính phủ,mà không đổi thì tệ nạn GD ngày càng…tệ nạn

    Trả lời

  3. Posted by Khách. on 03.08.2013 at 20:56

    NHIỀU NĂM LÀM GIÁO DỤC THÌ CÀNG DỄ BỊ GIÁO ĐIỀU.

    Trả lời

  4. Posted by Vũ Thân on 03.08.2013 at 21:09

    Gom hai kỳ thi làm một là việc các nước tiên tiến đã thực hiện từ lâu. Lãnh đạo ngành Giáo dục muốn duy trì hai kỳ thi vì họ còn “kiếm” được từ các kỳ thi. Đừng ai a dua rằng “căn cứ khoa học hay Cần lộ trình,….” là lũ theo đóm ăn tàn thôi.

    Trả lời

  5. […] Bỏ thi tốt nghiệp hay sáp nhập hai kì thi làm một- Ý kiến người trong cuộc (Lương Kháu Lão) […]

    Trả lời

Bình luận về bài viết này